Nội tiết , Tiểu đường hôm nay

Vì sao đái tháo đường dễ mang thần Ch?t đến với bạn?

Đái tháo đường (ĐTĐ) là một trong những bệnh mạn tính thường gặp ở người cao tuổi, gây ra nhiều biến chứng ở các cơ quan như: mắt, thận, thần kinh, bệnh mạch vành.
bệnh lý thần kinh, bệnh lý võng mạc, bệnh lý cầu thận, bệnh lý bàn chân, bệnh lý mạch vành,...

Điều trị ĐTĐ như thế nào?

Điều trị ĐTĐ phải kết hợp Thu*c hạ đường huyết, kiểm soát chế độ ăn uống và có phương pháp luyện tập phù hợp.

Chế độ ăn uống

Rất quan trọng đối với bệnh nhân ĐTĐ, phụ thuộc vào các yếu tố: cân nặng; giới tính; nghề nghiệp (mức độ lao động); thói quen và sở thích.

Chế độ ăn cho người ĐTĐ cần đáp ứng được các yêu cầu sau: đủ năng lượng cho hoạt động sống bình thường; thức ăn đa dạng, nhiều thành phần, cân đối về tỷ lệ các chất lipid, protid, glucid; đủ các yếu tố vi lượng; thực hiện thời điểm ăn, số lượng bữa ăn trong ngày phù hợp với sự thay đổi S*nh l* của từng lứa tuổi.

Nếu người bệnh ĐTĐ kèm theo thừa cân hoặc béo phì, tỷ lệ các chất được đưa vào cơ thể cần giảm 10 - 20%; kết hợp điều chỉnh chế độ ăn với dùng Thu*c điều trị (nếu có). Nên dùng các loại carbohydrat (chất bột) hấp thu chậm có trong khoai tây, ngũ cốc, gạo, sữa và các loại rau quả khác. Hạn chế các loại chất béo bão hòa (mỡ động vật) và các loại chất béo đã qua chế biến, nên dùng các loại đạm có nguồn gốc thực vật, ưu tiên ăn cá. 

Không dùng trực tiếp những loại thức ăn có thành phần đường hấp thu nhanh, nên chọn các loại trái cây nhưng với lượng vừa đủ, không nên lạm dụng. Khi đã ăn trái cây thì nên bớt lượng chất bột trong bữa ăn hàng ngày với liều lượng tương đương.

Một ngày nên ăn khoảng 400g rau và trái cây tươi. Chất xơ ở rau quả làm giảm đường, làm chậm hấp thu đường. Tuy nhiên, phải tránh các loại trái cây ngọt như nho, xoài, na, nhãn... Các loại thức ăn nên được chế biến bằng phương pháp luộc, hấp, tiềm, nấu canh; tránh xào, chiên, đặc biệt là chiên giòn. 

Nên ăn theo đúng bữa trong ngày (sáng, trưa, chiều), tránh tối đa việc ăn khuya vì rất dễ làm đường huyết buổi sáng tăng (trừ trường hợp phải tiêm insulin buổi tối).

Người bệnh ĐTĐ cần hạn chế rượu, bia vì rượu ức chế hình thành glycogen ở gan và có thể làm hạ đường huyết ở bệnh nhân đang dùng insulin hoặc Thu*c hạ đường huyết. Những bệnh nhân có biến chứng thần kinh càng không được uống rượu để tránh biến chứng này nặng hơn.

Luyện tập

Luyện tập hằng ngày và đúng cách là một trong những yếu tố quan trọng trong điều trị ĐTĐ. Luyện tập giúp cơ thể tiêu thụ glucose dễ dàng, giảm lượng đường trong máu, giảm trọng lượng cơ thể, từ đó làm giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh ĐTĐ. 

Khi hướng dẫn chế độ luyện tập cho người cao tuổi, cần lưu ý những đặc điểm sau: Chế độ luyện tập phù hợp với tình trạng sức khỏe người bệnh.

Không nên luyện tập quá sức vì luyện tập cường độ cao làm gia tăng nguy cơ tim mạch và chấn thương. Nên hướng dẫn người cao tuổi các bài tập ở cường độ thấp và trung bình.

Nên tập thể dục hằng ngày với bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với tình hình sức khỏe. không nên tập thể dục vào thời gian quá sớm hoặc quá muộn trong ngày. 

hướng dẫn cách để phòng chống hạ đường máu trong khi tập. không luyện tập khi đang mắc những bệnh cấp tính, lượng đường trong máu quá cao, ceton máu tăng cao nhiều lần, ceton niệu dương tính nặng. cần tư vấn cho người bệnh về mức độ và thời gian luyện tập, xác định cường độ tập tối đa để giúp người bệnh luyện tập đúng cách.

AloBacsi.vn
Theo Sức khỏe và Đời sống
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/vi-sao-dai-thao-duong-de-mang-than-chet-den-voi-ban-n123661.html)

Tin cùng nội dung

  • Một nghiên cứu mới đây cho thấy những người bị sỏi thận có thể tăng nguy cơ bị tiểu đường týp 2 sau này.
  • Trong hai tháng, chị tăng 30kg. Sau nhiều lần đi khám không rõ bệnh, bệnh nhân đến BV ĐH Y Hà Nội và được xác định mắc u tụy nội tiết hiếm gặp.
  • Xin chào Mangyte, Hiện tôi đang bị phình giáp đa hạt thùy trái, Mangyte có thể giúp tôi địa chỉ phòng khám của một số bác sĩ chuyên khoa Nội Tiết giỏi được không ạ? Tôi chân thành cảm ơn.
  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY