Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Vì sao hệ miễn dịch của trẻ em chiến đấu với COVID-19 tốt hơn?

MangYTe - Một nghiên cứu mới công bố tuần này cho biết trẻ em có một nhánh trong hệ miễn dịch đã tiến hóa để bảo vệ trước các mầm bệnh lạ, nhanh chóng tiêu diệt các virus trước khi chúng làm tổn thương đến cơ thể.

Trẻ em đeo khẩu trang, vui chơi tại một công viên ở thành phố Daegu, Hàn Quốc - Ảnh: REUTERS

Đăng tải trên tạp chí y khoa science translational medicine, nghiên cứu nhận định chính điều khác biệt này so với người lớn đã giúp trẻ gần như ít bị đại dịch covid-19 ảnh hưởng đến hoặc nếu lỡ nhiễm virus cũng sẽ nhanh hồi phục.

"điểm mấu chốt là trẻ em phản ứng miễn dịch khác biệt với loại virus này và điều này dường như đang giúp bảo vệ chúng" - bác sĩ betsy herold, chuyên gia bệnh truyền nhiễm trẻ em tại trường y albert einstein và là người dẫn đầu nghiên cứu, đưa ra nhận định.

Với người lớn, phản ứng của hệ miễn dịch yếu hơn.

Đây là nghiên cứu đầu tiên so sánh giữa hệ miễn dịch của trẻ em và của người lớn trong phản ứng trước virus corona gây bệnh covid-19, theo báo new york times ngày 26-9.

Bác sĩ herold và đồng nghiệp đã so sánh hệ miễn dịch của 60 người lớn và 65 trẻ em và người lớn dưới 24 tuổi, tất cả đều nhập viện tại trung tâm y khoa montefiore tại thành phố new york từ ngày 13-3 đến 17-5.

Nhìn chung, tất cả trẻ mắc covid-19 đều có triệu chứng nhẹ. chỉ có 5 trẻ cần thở máy so với 22 người lớn; và 2 trẻ qua đời so với 17 người lớn, theo nghiên cứu nêu trên.

Khi cơ thể bắt gặp mầm bệnh lạ, cơ thể sẽ phản ứng trong vòng vài giờ với một đợt hoạt động miễn dịch, gọi là một "phản ứng miễn dịch bẩm sinh". những nhân tố bảo vệ cơ thể nhanh chóng được triệu tập để chiến đấu và phát ra tín hiệu để phòng ngừa.

Trẻ em thường tiếp xúc nhiều hơn với các mầm bệnh lạ - những thứ mới đối với hệ miễn dịch của chúng, trong khi ở người lớn thì xem như "đã quen". vì vậy phản ứng miễn dịch bẩm sinh của trẻ nhanh và mạnh hơn.

Trong khi đó, bác sĩ michael mina - chuyên gia miễn dịch nhi khoa tại trường harvard th chan về dịch tễ học ở boston (mỹ) - nói rằng hệ miễn dịch của người lớn sẽ thích ứng và chỉ phản ứng trước các mối đe dọa đặc biệt. việc thích ứng của hệ miễn dịch có ý nghĩa về mặt sinh học vì người lớn hiếm khi gặp phải một loại virus lạ.

Dù virus corona chủng mới là xa lạ với cơ thể tất cả mọi người nhưng hệ miễn dịch bẩm sinh sẽ mất dần đi một khi con người ta lớn lên, khiến người lớn dễ bị tổn thương hơn.

Nói nôm na, hệ miễn dịch bẩm sinh giống như các bác sĩ cấp cứu khẩn tại hiện trường, còn hệ miễn dịch thích ứng của người lớn như là các chuyên gia lành nghề tại bệnh viện. trong thời gian mà cơ thể người lớn vận hành hệ thống thích ứng này, virus đã có đủ thời gian để gây hại, theo nghiên cứu nêu trên.

ANH THƯ

Mạng Y Tế
Nguồn: Tuổi trẻ (https://tuoitre.vn/vi-sao-he-mien-dich-cua-tre-em-chien-dau-voi-covid-19-tot-hon-20200926105517539.htm)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY