Dáng đẹp hôm nay

Vì sao sau 8 ngày âm tính với Covid-19, nữ tiếp viên hàng không xét nghiệm lại dương tính?

Nữ tiếp viên hàng không được xét nghiệm âm tính với Covid-19 vào ngày 7/3, tới ngày 15/3 khi xét nghiệm lại thì dương tính.

8 ngày âm tính tới ngày thứ 9 dương tính là bình thường

Vào chiều ngày 16/3, tại phiên họp của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.Hà Nội, quận Long Biên đã báo cáo về 1 với SARS-CoV-2 gây dịch bệnh Covid-19 rất đáng chú ý trên địa bàn.

Bệnh nhân là trường hợp (bệnh nhân 59 được Bộ Y tế công bố tối ngày 16/3) của Vietnam Airlines đi trên chuyến bay VN0054. Trường hợp của bệnh nhân số 59, khi lần 1 xét nghiệm vào ngày 7/3 cho kết quả âm tính.

Sau khi có kết quả âm tính bệnh nhân thứ 59 được chuyển về Bệnh viện Đa khoa Gia Lâm. Đến ngày 15/3, lại cho thấy kết quả dương tính. Như vậy, 8 ngày sau khi âm tính thì lại dương tính.

Bệnh nhân đang được lấy dịch họng hầu để xét nghiệm, ảnh minh hoạ.

Liên quan tới trường hợp nữ tiếp viên hàng không tại Hà Nội dương tính với Covid-19 sau 8 ngày âm tính, trao đổi với bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng I, TP.HCM cho hay, virus SARS-CoV-2 khi vào cơ thể con người sẽ khu trú ở họng; một số trường hợp virus sẽ sử dụng tế bào của đường hô hấp nhân lên và phát tán ra; một số virus có thể tồn tại vào trong máu.

Trường hợp 8 ngày âm tính sau đó tới ngày thứ 9 dương tính cũng không phải quá lạ. Bởi vì, hiện nay chúng ta lấy xét nghiệm phết dịch hầu, họng cho nên trong 8 ngày đó virus chưa nhân lên thì kết quả sẽ âm tính. Tới ngày thứ 9 virus nhân lên ở vùng hầu họng kết quả sẽ dương tính.

Bác sĩ Khanh cho hay: "Khi virus nhân lên, phải đủ số lượng nhất định thì khi lấy mẫu xét nghiệm mới tìm thấy. Không bao giờ có chuyện một bệnh nhân vừa nhiễm virus vào cơ thể, lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính. Phải đủ thời gian, mới xâm nhập và nhân lên, phán tán. Thời gian này phụ thuộc vào từng người".

Bác sĩ Khanh cũng cho biết thêm, thời gian trung bình ủ bệnh của virus SARS-CoV-2 là 5-6 ngày, muộn nhất là 14 ngày và không lây trong thời gian ủ bệnh. Bệnh sẽ lây trong thời gian tiền chứng, tức trước khi phát bệnh khoảng 12-24 tiếng.

Bệnh Covid-19 có đặc biệt ở một số người mắc rất nhẹ, bắt đầu khởi phát bệnh bằng mệt mỏi, sốt nhẹ, sau đó chuyển sang giai đoạn toàn phát. Điều đó khiến nhiều người nghĩ rằng không có triệu chứng bệnh. Thực chất, người bệnh có triệu chứng nhưng nhẹ nên bị bỏ qua.

Theo Báo dân sinh

Mạng Y Tế
Nguồn: Giáo dục thời đại (https://giaoducthoidai.vn/suc-khoe/vi-sao-sau-8-ngay-am-tinh-voi-covid19-nu-tiep-vien-hang-khong-xet-nghiem-lai-duong-tinh-4072156-l.html)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY