Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Vì sao trẻ bị bỏ quên trên ô tô lại tổn thương não, hôn mê, thậm chí Tu vong?

Theo một nghiên cứu từ Mỹ, cơ thể trẻ em nóng lên nhanh gấp 3 đến 5 lần so với người lớn. Khi bị bỏ lại trong một chiếc xe hơi nóng, các cơ quan trong cơ thể của một đứa trẻ bắt đầu ngừng hoạt động khi nhiệt độ đạt tới 40 độ C. Một đứa trẻ có thể Tu vong khi nhiệt độ cơ thể đạt ngưỡng trên 41.6 độ C.

Tin vui cho người trào ngược, viêm loét dạ dày lâu năm. Phương pháp mới này đã được hơn 60.000 người áp dụng!Tin tài trợ

Đã có một số trường hợp trẻ Tu vong thương tâm khi bị bỏ quên trên xe ô tô. Vụ việc gần đây nhất xảy ra ngày 8.6, tại xã Tử Du, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, khi 1 bé trai 19 tháng tuổi bị bố mẹ bỏ quên trên xe ô tô gần 2 tiếng giữa trời nắng hơn 40 độ C.

Theo thông tin gia đình cung cấp, khoảng 12 giờ trưa ngày 8.6, khi bé trai đang chơi trên ôtô thì bố mẹ khóa sập cửa lại (bằng khóa điều khiển) để quên con xe và đi làm việc khác.

Lúc đó, ôtô không nổ máy, để dưới ánh nắng ngoài trời khoảng hơn 40 độ C. Sau khoảng hơn 2 tiếng, gia đình không thấy cháu đâu mới đi tìm thì tá hỏa phát hiện cháu đang nằm vật trong ôtô, bị hôn mê, đi vệ sinh không tự chủ, sốt cao. Gia đình đã lập tức đưa cháu đến trung tâm y tế huyện cấp cứu.

Tại đây, các bác sĩ đánh giá tình trạng cháu nguy hiểm, sốt trên 41 độ, co giật… nên đã chuyển bệnh nhi lên Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc điều trị.

Theo các bác sĩ, khi ngồi trong một chiếc xe ô tô quá nóng, chỉ cần 20 phút, đứa trẻ có thể bị tổn thương não bộ và thận do nhiệt độ cơ thể tăng quá cao vì sốc nhiệt và ngạt thở.

Trẻ em bị tổn thương nhanh hơn do khả năng thích ứng với nhiệt độ kém hơn, mất nước nhanh hơn người lớn.

Theo các bác sĩ, khi ngồi trong một chiếc xe ô tô quá nóng, chỉ cần 20 phút, đứa trẻ có thể bị tổn thương não bộ và thận do nhiệt độ cơ thể tăng quá cao vì sốc nhiệt và ngạt thở. Ảnh minh họa: Internet

Khi xe ô tô đóng cửa, tắt máy dưới trời nắng, nhiệt độ trong xe sẽ tăng lên rất nhanh, khoảng gấp rưỡi nhiệt độ bên ngoài trong vòng 1 tiếng, với mức tăng thêm 3-6 độ sau mỗi 10 phút.

Khi trẻ bị sốc nhiệt sẽ tác động đến toàn bộ cơ quan trong cơ thể như hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, suy thận, suy gan, tổn thương não, hôn mê… Nếu nhiệt độ trong cơ thể trẻ đạt tới hơn 40 độ C, các cơ quan của trẻ sẽ ngừng hoạt động và khi nhiệt độ cơ thể đạt tới 41,6 độ C thì trẻ nguy cơ cao Tu vong.

Nếu được điều trị sớm, bù dịch đầy đủ, điều trị tích cực các biến chứng, tỉ lệ sống đạt trên 90%. Tuy nhiên khi nhiệt độ cơ thể trẻ vượt trên 42 độ, rất khó cứu.

Ở một góc nhìn khác, Cục Quản lý An toàn Giao thông Quốc gia Hoa Kỳ cho biết, nhiệt độ bên trong một chiếc xe đang đỗ có thể nóng hơn 30°C so với bên ngoài xe. Điều đó có nghĩa là vào một ngày 30°C, nhiệt độ bên trong xe có thể đạt tới hơn 60°C.

Ngoài ra, cơ thể trẻ em nóng lên nhanh gấp 3 đến 5 lần so với người lớn. Khi bị bỏ lại trong một chiếc xe hơi nóng, các cơ quan trong cơ thể của một đứa trẻ bắt đầu ngừng hoạt động khi nhiệt độ đạt tới 40 độ C. Một đứa trẻ có thể Tu vong khi nhiệt độ cơ thể đạt ngưỡng trên 41.6 độ C.

Các bác sĩ cảnh báo đối với xe ôtô dù loại nào và có khởi động hay không khởi động thì khi không có người lớn ở cùng, tuyệt đối không để trẻ ở trong xe một mình. Ảnh minh họa: Internet

Khi ở trong ô tô đã tắt máy, trẻ hít vào, CO kết hợp với Hemoglobin trong hồng cầu làm biến đổi cấu trúc Hemoglobin, khiến hồng cầu không thể vận chuyển oxy tới các tế bào cơ thể.

Từ đó, tế bào thiếu hụt oxy, trẻ sẽ hôn mê rồi Tu vong. Nếu sống thì di chứng về não là rất lớn bởi não không có oxy trong thời gian dài.So với người lớn, trẻ em có nguy cơ cao hơn bởi lẽ trẻ em có sức khỏe yếu có thể Tu vong do sốc nhiệt kể cả khi xe đỗ trong bóng râm.

Khí CO2 không mùi, không vị, không gây đau đớn, do đó cơ thể người bị ngạt không được “cảnh báo” để thoát nạn. Khi đi xe ô tô bị ngạt khí sẽ thấy: Đau ngực, hồi hộp, môi và đầu ngón tay, chân bị tím, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, mất định hướng, co giật, tiểu – đại tiện không tự chủ… dẫn tới hôn mê và Tu vong.

Các bác sĩ cảnh báo đối với xe ôtô dù loại nào và có khởi động hay không khởi động thì khi không có người lớn ở cùng, tuyệt đối không để trẻ ở trong xe một mình.

Đặc biệt, trong môi trường nắng nóng như những ngày gần đây, cần hạn chế cho trẻ chơi ngoài trời, đi lại ngoài nắng nóng vì rất dễ bị say nắng, say nóng (sốc nhiệt).

Khi gặp trường hợp trẻ bị lơ mơ, hôn mê do ở trong xe ô tô lâu, cần đưa trẻ ngay ra nơi mát, thoáng gió. Sau đó, nếu uống được thì cho trẻ uống nước điện giải, cần hạ thân nhiệt bằng cách chườm mát bằng khăn ướt, nới rộng quần áo để thoáng khí. Nếu ở nhà có Thu*c hạ sốt (paracetamol) thì cho trẻ uống để hạ sốt trước mắt, sau đó đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để được xử trí, điều trị kịp thời.

Mắt bị nháy, giật: Dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm, thậm chí mắt 'chứa' khối u

Nhiều người vẫn cho rằng nếu bị giật mí mắt, nháy mắt liên tục là ‘điềm báo’ một việc gì đó bất thường mang tính tâm linh. tuy nhiên, các bác sĩ cho biết, đó có thể cảnh báo một vấn đề bệnh lý, thậm chí rất nguy hiểm như một khối u ở mắt.

Bỗng nhiên mù một mắt, người đàn ông sốc nặng khi biết bị u màng não

Người đàn ông 64 tuổi ở Lạng Giang, Bắc Giang đã mù hẳn mắt phải, mắt còn lại bắt đầu kém đi, được gia đình đưa đến nhiều bệnh viện nhưng không phát hiện được u màng não.

15 bệnh viện nào trên toàn quốc sẽ khám chữa bệnh từ xa

Các hoạt động chính của đề án gồm: Tư vấn từ xa, hội chẩn tư vấn khám, chữa bệnh từ xa; hội chẩn tư vấn chẩn đoán hình ảnh từ xa; hội chẩn tư vấn giải phẫu bệnh từ xa; hội chẩn tư vấn phẫu thuật từ xa và sử dụng Apps trong các dịch vụ y tế; đào tạo, chuyển giao kỹ thuật.

Ngày nắng nóng, ở trong nhà cũng có thể gặp nguy hiểm vì những bệnh này

Nắng nóng trên diện rộng có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, đặc biệt là đối với người già và trẻ em. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm, có khoảng 150.000 người ch*t do các bệnh có liên quan đến biến đổi khí hậu như bệnh tim, hô hấp, tiêu chảy do nhiệt độ tăng quá cao.

Thanh niên Hòa Bình suy đa phủ tạng vì bệnh sốt cực kỳ hiếm gặp do côn trùng đốt

TS - BS Hoàng Công Tình, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình cho biết, Khoa đang điều trị một bệnh nhân sốt mò (Rickettsia), nhập khoa khi bệnh đã ở giai đoạn nặng với tình trạng suy đa phủ tạng.

Hà Nội yêu cầu chuyên gia nhập cảnh phải cách ly và xét nghiệm COVID-19

Hà Nội yêu cầu thực hiện lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 tối thiểu 2 lần (lần 1 lấy mẫu tại cơ sở cách ly ngay sau khi nhập cảnh, lần 2 trước khi kết thúc thời gian cách ly).

Quảng An (tổng hợp)

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/vi-sao-tre-bi-bo-quen-tren-o-to-lai-ton-thuong-nao-hon-me-tham-chi-tu-vong-1670890.tpo)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY