Nội Thận - Tiết niệu hôm nay

Chuyên khám, điều trị các bệnh lý về đường tiết niệu (gồm thận - niệu quản - bàng quang - niệu đạo), và các bệnh lý về tuyến tiền liệt ở nam giới theo phương pháp nội khoa. Các bệnh lý phổ biến thuộc khoa Nội Thận - Tiết niệu như: tiểu không tự chủ, ung thư thận, viêm tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt,...

Viêm đường tiết niệu là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm ở các bộ phận như niệu đạo hay bàng quang dẫn đến nhiều triệu chứng phiền toái. Việc điều trị tùy theo nguyên nhân

viêm đường tiết niệu là căn bệnh khá phổ biến ở nữ giới. bệnh xảy ra chủ yếu do vi khuẩn và cần dùng đến Thu*c kháng sinh để điều trị. dưới đây là một số thông tin về bệnh viêm đường tiết niệu và cách chữa trị để bạn tham khảo.

Viêm đường tiết niệu là bệnh gì?

Viêm đường tiết niệu là tình trạng nhiễm trùng, tổn thương ở niêm mạc đường tiết niệu. nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do vi khuẩn, một số ít bị viêm do nhiễm nấm hoặc vi rút.

Tình trạng viêm có thể ảnh hưởng đến bất cứ bộ phận nào của đường tiết niệu, bao gồm 2 bên thận, niệu quản ( viêm đường tiết niệu trên ), bàng quang và niệu đạo ( viêm đường tiết niệu dưới). mặc dù ít xảy ra nhưng nếu bị viêm ở các bộ phận của đường tiết niệu trên, tình trạng bệnh thường nghiêm trọng hơn.

Bệnh xảy ra phổ biến ở nữ giới, thống kê có khoảng 20 – 40% phụ nữ từng đi khám và điều trị căn bệnh này . tuy nhiên nam giới cũng có thể bị ảnh hưởng. tuy không đe dọa đến tính mạng người bệnh song viêm đường tiết niệu lại gây nóng rát khi đi tiểu, đau vùng chậu và trực tràng cùng nhiều triệu chứng khó chịu khác.

Viêm đường tiết niệu có triệu chứng gì?

Tùy vào vị trí ảnh hưởng mà người bệnh có thể cảm nhận được các triệu chứng khác nhau. bạn có thể dựa vào các dấu hiệu chung dưới đây để sớm phát hiện ra bệnh:

    Đau và nóng rát khi đi tiểu

Viêm đường tiết niệu có thể bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với các vấn đề khác về sức khỏe ở người cao tuổi. cần đi khám để chẩn đoán phân biệt, tìm ra nguyên nhân chính xác.

Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu

Bệnh viêm đường tiết niệu thường do vi khuẩn gây ra, phổ biến nhất là vi khuẩn e.coli. chúng thường được tìm thấy trong ruột già và có thể thoát ra khỏi hậu môn rồi thâm nhập vào trong đường tiết niệu gây viêm.

Ngoài ra, việc mắc các bệnh lý lây truyền qua đường T*nh d*c như nhiễm herpes Sinh d*c, lậu, chlamydia cũng có thể khiến cả nam và nữ bị viêm đường tiết niệu.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:

    Giải phẫu bộ phận Sinh d*c ở nữ giới

Bệnh viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không?

Căn bệnh này ít khi gây nguy hiểm cho sức khỏe. tuy nhiên nếu điều trị chậm trễ, bệnh có thể phát triển ngày càng trầm trọng hơn và gây ra nhiều biến chứng như:

    Viêm tái phát, đặc biệt là ở nữ giới từng bị nhiễm trùng nhiều hơn 2 lần trong vòng 6 tháng

Cách chẩn đoán viêm đường tiết niệu

Nếu bạn đang có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh viêm đường tiết niệu, hãy sắp xếp thời gian tới bệnh viện khám càng sớm càng tốt. bác sĩ sẽ xem xét các triệu chứng của bạn và thực hiện kiểm tra thể chất kết hợp với các kỹ thuật chẩn đoán như:

    Xét nghiệm nước tiểu:

Kỹ thuật này giúp xác định vi khuẩn gây bệnh. bạn sẽ được yêu cầu cung cấp một mẫu nước tiểu được lấy ở giữa dòng để tránh tình trạng mẫu thử nghiệm bị nhiễm khuẩn hoặc nấm men từ da. một số lượng lớn các tế bào bạch cầu trong nước tiểu có thể cho thấy nhiễm trùng. nó cũng có thể giúp bác sĩ của bạn lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với bạn.

    Xét nghiệm công thức máu (CBC):

Ngoài kiểm tra nước tiểu, xét nghiệm công thức máu toàn bộ (cbc) và cấy máu có thể được chỉ định nếu bác sĩ nghi ngờ bạn mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu trên. cấy máu có thể giúp khẳng định chắc chắn rằng vi khuẩn chưa thâm nhập vào trong máu.

    Các kỹ thuật kiểm tra tắc nghẽn trong đường tiết niệu:

Trường hợp bạn bị viêm đường tiết niệu tái phát nhiều lần, bác sĩ sẽ áp dụng những kỹ thuật sau để kiểm tra xem có bất kỳ dấu hiệu bất thường hoặc tắc nghẽn nào trong đường tiết niệu hay không:

+ Siêu âm đầu dò: Thông qua hình ảnh siêu âm cung cấp, bác sĩ có thể đánh giá được mức độ tổn thương và những bất thường bên trong đường tiết niệu.

+ chụp x-quang: pyelogram – một loại Thu*c nhuộm sẽ được tiêm vào tĩnh mạch giúp phản chiếu rõ hình ảnh đường tiết niệu trên phim chụp x-quang.

+ Nội soi bàng quang: Một thiết bị gắn camera siêu nhỏ sẽ được đưa qua niệu đạo vào bàng quang để quan sát được bên trong. Khi nội soi bàng quang, bác sĩ có thể loại bỏ một mảnh mô bàng quang nhỏ và kiểm tra nó để loại trừ viêm bàng quang hoặc ung thư.

+ Chụp cắt lớp vi tính ( CT scan): Giúp cung cấp hình ảnh chi tiết hơn về hệ thống tiết niệu.

Cách điều trị viêm đường tiết niệu

Việc lựa chọn phương pháp chữa viêm đường tiết niệu phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. từ kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ xác định được đâu là thủ phạm gây bệnh để lựa chọn được phương pháp điều trị hiệu quả.

Phần lớn, tình trạng viêm đường tiết niệu là do vi khuẩn gây ra. trường hợp này sẽ được chỉ định dùng Thu*c kháng sinh để điều trị.

Nếu virus hoặc nấm được xác định là thủ phạm gây bệnh, bạn sẽ được dùng Thu*c chống vi rút ( như Cidofovir ) hoặc Thu*c chống nấm để khắc phục bệnh.

Điều trị viêm đường tiết niệu bằng Thu*c kháng sinh

Căn cứ vào vị trí ảnh hưởng của viêm mà bác sĩ sẽ cho bạn dùng loại kháng sinh phù hợp. các Thu*c kháng sinh theo đường uống thường tỏ ra có hiệu quả tốt đối với tình trạng viêm ở đường tiết niệu dưới. ngược lại, nếu bị viêm đường tiết niệu trên, bạn cần dùng đến Thu*c kháng sinh liều cao theo đường tiêm tĩnh mạch.

Ở một số người, vi khuẩn đã phát triển tinh vi hơn và có khả năng kháng lại loại Thu*c bạn đã dùng. Bác sĩ sẽ lựa chọn một loại Thu*c kháng sinh khác nhạy cảm hơn với vi khuẩn dựa trên kết quả nuôi cấy nước tiểu trong phòng thí nghiệm.

Nếu bạn bị viêm đường tiết niệu mãn tính với tình trạng viêm tái diễn 3 lần trở lên mỗi năm, bác sĩ có thể đề xuất một kế hoạch điều trị như sau:

    Dùng Thu*c kháng sinh liều thấp trong thời gian dài hơn để ngăn ngừa nhiễm trùng lặp lại

Trong thời gian sử dụng Thu*c chữa viêm đường tiết niệu, bạn cần tái khám thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ để kiểm tra nhiễm trùng đã hết chưa. nếu kết quả xét nghiệm nước tiểu là dương tính hoặc các triệu chứng bệnh chưa chấm dứt thì cần tiếp tục dùng Thu*c điều trị.

Các biện pháp khắc phục và phòng ngừa viêm đường tiết niệu tại nhà

Các biện pháp tại nhà mặc dù không thể giúp chữa khỏi hoàn toàn viêm đường tiết niệu nhưng chúng có thể hỗ trợ làm tăng hiệu quả của Thu*c, đồng thời ngăn ngừa nhiễm trùng tái phát.

Một số mẹo tự nhiên có thể giúp bạn rút ngắn thời gian điều trị bệnh:

    Uống nhiều nước, đặc biệt là nước ép nam việt quất. Nước giúp làm sạch đường tiết niệu, hỗ trợ loại bỏ bớt vi khuẩn và các chất cặn bã ra ngoài thông qua hoạt động tiểu tiện.

Nhìn chung, bệnh viêm đường tiết niệu có thể được điều trị dễ dàng nếu phát hiện sớm. bệnh có thể tái phát trở lại, vì vậy hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ để biết cách phòng ngừa và chữa trị bệnh triệt để ngay từ đầu.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/viem-duong-tiet-nieu-la-gi)

Tin cùng nội dung

  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, T*nh d*c không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Những triệu chứng bệnh nha khoa phổ biến.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY