Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Viêm đường tiêu hóa cấp

Khi bị viêm đường tiêu hóa cấp do nhiễm trùng, chỉ cần uống thêm các loại Thu*c có than hoạt tính cũng như uống thêm men tiêu hóa đi kèm ăn nhẹ, ăn làm nhiều bữa thì vài ngày là hết.
Hỏi: Tôi năm nay 20 tuổi, dạo gần đây bị tiêu chảy 2 lần, sang lần thứ 3 có cảm giác muốn đi toilet nhưng không ra kèm theo chứng đau bụng, co thắt theo từng đợt. Mẹ tôi cho uống Thu*c thì hết, nhưng ngày hôm sau thì có hiện tượng đầy hơi, khó chịu vùng bụng, ăn không ngon, dù có cảm giác đói nhưng ăn ít, ăn nhiều là muốn nôn, ợ nhiều lần, bị 2 ngày rồi ạ. Trước đó tôi có ăn 1,2 trái chuối trong khi tập gym thì bị. Cho hỏi tôi bị gì ạ? Tôi tính đi nội soi có được không?

(johnny_huynh94@yahoo.com.vn)

Trả lời: Những triệu chứng mà bạn mô tả là triệu chứng của bệnh viêm đường tiêu hóa cấp do nhiễm trùng. Việc sử dụng Thu*c cầm tiêu chảy ngay như vậy cũng là không đúng cách, bởi vì đi cầu là phản xạ của cơ thể để tống các yếu tố viêm nhiễm ra khỏi cơ thể nên, việc cầm tiêu chảy cũng phải từ từ. Nếu cầm tiêu chảy ngay sẽ gây ra hiện tượng đầy hơi, trướng bụng, ăn uống không ngon như bạn đã mô tả.

Việc nội soi đại tràng trong trường hợp này theo chúng tôi là không cần thiết, bạn chỉ cần uống thêm các loại Thu*c có than hoạt tính để hấp thu bớt hơi trong tiêu hóa">đường tiêu hóa cũng như uống thêm men tiêu hóa đi kèm với ăn nhẹ, ăn làm nhiều bữa thì vài ngày là hết.

PGS.TS. NGUYỄN HOÀI NAM

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/viem-duong-tieu-hoa-cap-n87845.html)

Tin cùng nội dung

  • Nghiên cứu cho thấy, có tới 60% trẻ dưới 6 tháng tuổi, có triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Hậu quả khiến trẻ chậm lớn, quấy khóc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
  • Người già, trẻ em là những đối tượng dễ bị tiêu chảy nặng, có thể suy thận, trụy mạch nếu không được cấp cứu kịp thời.
  • Khí hậu nóng ẩm mùa hè là điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây tiêu chảy. Bệnh thường gặp ở những nơi vệ sinh kém, thức ăn bị ô nhiễm.
  • Ngoài lý do mắc tiêu chảy do ăn phải thức ăn chứa vi khuẩn hay do độc tố của vi khuẩn, trẻ còn có thể mắc tiêu chảy do virut như Rotavirus...
  • Nguyên nhân gây tiêu chảy mạn tính có thể do kém hấp thu trong loạn khuẩn đường ruột do lạm dụng kháng sinh; tổn thương niêm mạc ruột do viêm mạn; thiếu enzym tiêu hóa; nghiện rượu; ung thư đường ruột; bệnh lý gây rối loạn chuyển hóa như trong đái tháo đường, xơ gan... Ăn uống có vai trò quan trọng trong điều trị tiêu chảy mạn.
  • Thần khúc là chế phẩm từ bột mì và các bột Thu*c khác, trộn đều, ép khuôn, cho lên men. Trong thần khúc có tinh dầu, các men rượu bia, protein, lipid và vitamin.
  • Theo y học cổ truyền, sắn thuyền có vị đắng chát, tính mát; có tác dụng thu sáp, kháng khuẩn, tiêu viêm, làm lành vết thương. Thường dùng để sát khuẩn, điều trị vết thương phần mềm, tiêu chảy, bạch đới,…
  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Bệnh tiêu chảy ở trẻ em bị gây ra bởi vi – rút và thường tự cải thiện trong vòng một tuần. Nếu tiêu chảy do vi - rút trẻ thường có triệu chứng sốt và khởi bệnh với việc nôn ói
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY