Tai mũi họng hôm nay

Chuyên khoa Tai Mũi Họng chuyên khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, các dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến như phẫu thuật, vá nhĩ qua kính hiển vi hoặc nội soi, mổ lấy rò, phẫu thuật Bondy, khí dung họng mũi, chích cuốn mũi, đốt cuốn mũi,... Với các bệnh lý thường gặp ở khoa Tai Mũi Họng như: viêm đau họng, ù tai, viêm mũi không do dị ứng, ung thư cổ họng, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm V.A, viêm xương cấp, polyp dây thanh, ung thư thanh quản,...

Viêm mũi do dị ứng phấn hoa phải làm sao?

Viêm mũi do dị ứng phấn hoa là tình trạng khá phổ biến. Bệnh lý này có thể gây ngứa mũi, khó thở, ngứa cổ họng,… kéo dài nếu không tiến hành điều trị.

viêm mũi do dị ứng phấn hoa là tình trạng khá phổ biến, xuất hiện chủ yếu vào những ngày thời tiết khô hanh và nhiều gió. tình trạng này có thể gây ngứa mũi, khó thở, sổ mũi, ngứa cổ họng,… kéo dài nếu không tiến hành điều trị.

Viêm mũi do dị ứng phấn hoa và những thông tin cần biết

Viêm mũi do dị ứng phấn hoa là tình trạng niêm mạc mũi bị sưng viêm khi tiếp xúc với phấn hoa có trong không khí. phấn hoa thường xuất hiện nhiều vào thời điểm thời tiết khô hanh và nhiều gió.

Hệ miễn dịch có vai trò bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân nguy hại. tuy nhiên, cơ quan này có thể nhầm lẫn phấn hoa là tác nhân gây hại cho cơ thể.

Do đó, khi niêm mạc đường hô hấp tiếp xúc với phấn hoa, hệ miễn dịch sẽ phản ứng bằng cách giải phóng histamine vào cơ quan hô hấp, gây viêm niêm mạc mũi và làm phát sinh những triệu chứng lâm sàng.

Viêm mũi do dị ứng phấn hoa đặc trưng bởi triệu chứng hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi, ngứa cổ họng,… mức độ của các triệu chứng còn tùy thuộc vào loại phấn hoa và độ nhạy cảm của từng cá thể.

Ở một số trường hợp dị ứng nặng, phấn hoa không chỉ gây ra viêm mũi dị ứng mà còn làm phát sinh tổn thương da, sốt cỏ khô hoặc bùng phát cơn hen cấp tính.

Điều trị viêm mũi do dị ứng phấn hoa

Mặc dù viêm mũi do dị ứng phấn hoa hiếm khi gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tuy nhiên nếu không điều trị các triệu chứng có thể kéo dài, gây khó khăn trong việc hô hấp, rối loạn giấc ngủ và giảm chất lượng cuộc sống.

1. Sử dụng Thu*c

Dùng Thu*c là một trong những biện pháp phổ biến nhất khi điều trị viêm mũi do dị ứng phấn hoa. những loại Thu*c được sử dụng phổ biến, bao gồm:

Thu*c kháng histamine (H1)

Nhóm Thu*c này hoạt động bằng cách ức chế chọn lọc lên thụ thể h1 nhằm làm giảm các triệu chứng do phản ứng dị ứng gây ra. một số loại Thu*c kháng thụ thể h1 gồm có diphenhydramin, clorpheniramin, loratadine,…

Tuy nhiên sử dụng nhóm Thu*c này có thể gây chóng mặt, buồn ngủ. Vì vậy bạn cần hạn chế lái xe hay thực hiện những hoạt động đòi hỏi mức độ tập trung cao trong thời gian dùng Thu*c.

Thu*c chống viêm dạng xịt

Loại Thu*c này được dùng tại chỗ nhằm làm giảm hiện tượng sưng viêm ở niêm mạc mũi. Khi triệu chứng viêm được cải thiện, đường thở sẽ được thông thoáng, từ đó giảm nhanh tình trạng khó thở, nghẹt mũi, đau nhức mũi,… Các loại Thu*c xịt mũi có khả năng chống viêm bao gồm Flixonase, Pivalon, Rhinocort,…

Tuy nhiên bạn chỉ nên sử dụng loại Thu*c này trong điều trị ngắn hạn. Lạm dụng Thu*c chống viêm có thể gây khô niêm mạc mũi và làm nghiêm trọng hóa các triệu chứng có sẵn.

Thu*c kháng sinh

Trong trường hợp bội nhiễm, bác sĩ có thể kê toa Thu*c kháng sinh để cải thiện tình trạng. Các loại Thu*c kháng sinh được dùng phổ biến, bao gồm Amoxicillin, Cefuroxim, Cefadroxil, Cefdinir,…

Kháng sinh là nhóm Thu*c có khả năng dị ứng chéo cao. vì vậy bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. hơn nữa, cần sử dụng đều đặn để hạn chế tình trạng kháng Thu*c và tăng sinh số lượng vi khuẩn không nhạy cảm.

2. Rửa mũi và xông mũi

Rửa mũi bằng nước muối S*nh l* có tác dụng làm loãng dịch nhầy và loại bỏ phấn hoa có trong niêm mạc mũi. ngoài ra, rửa mũi thường xuyên còn giữ ẩm, làm dịu niêm mạc và tránh nghẹt đường thở.

Tương tự như rửa mũi, xông mũi cũng có tác dụng dưỡng ẩm, làm dịu niêm mạc và loại bỏ dị nguyên ra khỏi đường hô hấp. Bạn có thể thêm 1 ít tinh dầu vào nước xông nhằm giúp đường thở thông thoáng và giảm nhanh các triệu chứng nghẹt mũi, ngứa cổ họng,…

3. Biện pháp chăm sóc

Bên cạnh các phương pháp điều trị viêm mũi do dị ứng phấn hoa, bạn cần thực hiện những biện pháp chăm sóc để hỗ trợ quá trình điều trị.

Các biện pháp chăm sóc giúp giảm triệu chứng của viêm mũi dị ứng:

    Uống nhiều nước để làm loãng dịch nhầy bao phủ niêm mạc, giảm ngứa cổ họng và cảm giác khó chịu.

Nhìn chung, viêm mũi do dị ứng phấn hoa đều có tiến triển tốt sau khi điều trị. tình trạng chủ quan, không can thiệp điều trị có thể khiến triệu chứng kéo dài và chuyển sang thể mãn tính.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/viem-mui-do-di-ung-phan-hoa)

Tin cùng nội dung

  • Hải sản là món ăn bổ dưỡng và được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, hải sản cũng là loại thực phẩm nhạy cảm dễ gây dị ứng cần cẩn trọng khi sử dụng.
  • Dị ứng với nọc độc của ong là một trong những nguyên nhân gây Tu vong quan trọng ở những bệnh nhân nhạy cảm với nọc độc của ong.
  • Ngứa mắt, họng khô, phát ban, buồn nôn, khó thở… là những triệu chứng của dị ứng mà trẻ nhỏ có thể gặp do ăn thực phẩm không hợp với cơ thể.
  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY