Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Viêm nang lông ở trẻ em: Nguyên nhân và cách trị

Viêm nang lông ở trẻ em do vi khuẩn tụ cầu và nấm gây ra. Sử dụng các loại kem bôi, Thu*c kháng sinh dưới đây có thể trị khỏi bệnh cho bé

bệnh viêm nang lông ở trẻ em thường xảy ra khi trẻ bị nhiễm nấm hoặc vi khuẩn tụ cầu vàng. các tác nhân gây bệnh này tấn công trực tiếp vào các nang lông nằm dưới lớp biểu bì da và dẫn đến nhiễm trùng, nổi mụn mủ ngứa. trẻ bị viêm nang lông cần được điều trị sớm để tránh những di chứng nặng nề cho da.

Bệnh viêm nang lông ở trẻ em là gì?

Bệnh viêm nang lông là hiện tượng nhiễm trùng xảy ra trong các nang lông của trẻ. đây là một cái túi nhỏ nằm trong lớp biểu bì da có chức năng chi phối đến sự phát triển của lông và tóc.

Viêm nang lông ở trẻ em xảy ra phổ biến nhất trên trên các bộ phận của cơ thể gặp ma sát, chẳng hạn như mặt, da đầu, lưng và đùi. ma sát gây ra bởi quần áo và các chất như mồ hôi, hóa mỹ phẩm được sử dụng để chăm sóc da bé hàng ngày có thể gây bít tắc và kích ứng các nang lông. từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh cư trú trên bề mặt da dễ dàng xâm nhập vào bên trong gây nhiễm trùng. các nang lông bị viêm trên cơ thể bé trông giống như một nốt mụn nhọt màu đỏ chứa sợi tóc ở giữa.

Nguyên nhân gây bệnh viêm nang lông ở trẻ em

Vi khuẩn tụ cầu và nấm được xác định là những thủ phạm chính gây ra bệnh viêm nang lông ở trẻ em. con bạn có thể bị nhiễm các tác nhân gây bệnh này sau khi tiếp xúc trực tiếp với khu vực tổn thương của người đang bị đang bị nhiễm trùng. ngoài con đường này thì việc tiếp xúc với các vật dụng cá nhân mang vi khuẩn và nấm được người nhiễm bệnh sử dụng, chẳng hạn như khăn tắm, gối đầu, chăn, nón mũ… cũng có thể khiến trẻ bị lây nhiễm mầm bệnh.

Một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nang lông ở trẻ em, bao gồm:

    Trang phục hàng ngày của trẻ quá chật, không có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, chất liệu thô cứng khiến các nang lông bị cọ sát, tổn thương và bị kích ứng.

Triệu chứng viêm nang lông ở trẻ em

Bệnh viêm nang lông có thể xảy ra ở một hay nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể của bé. trong đó phổ biến nhất phải kể đến các khu vực như:

    Da đầu

Khi các tác nhân gây bệnh tấn công vào lớp biểu bì trên da của trẻ, chúng gây ra các tổn thương ở nang lông có dạng mụn đỏ. bên trong mụn có thể chứa mủ hoặc không và thường bị đâm xuyên qua bởi một sợi lông. đôi khi, lông không thể phát triển ra ngoài bình thường mà nằm cuộn tròn ở trong nốt mụn.

Kích thước các nốt mụn không đồng đều. chúng có đường kính dao động từ 2 – 5mm và thường được bao quanh bởi một vành da bị viêm từ hồng đến đỏ. trường hợp nốt mụn bị vỡ ra, chảy máu và mủ, bề mặt lỗ chân lông khô lại tạo thành vảy tiết trên bề mặt da của trẻ. nếu bị viêm nang lông ở đầu, bé có thể bị rụng tóc.

Trẻ bị viêm nang lông ở mức độ nhẹ đến trung bình thường bị ngứa. việc tiến hành điều trị ở giai đoạn này sẽ giúp bệnh tình của bé nhanh khỏi và không để lại sẹo trên da.

Tuy nhiên nếu bị nhiễm trùng nghiêm trọng và tổn thương có thể ảnh hưởng đến toàn bộ nang lông trên một vùng da rộng và ăn sâu vào da gây cảm giác đau, nóng rát như bị bỏng. điều này khiến các bé khó chịu trong người, hay quấy khóc, khó ngủ, ngủ không yên giấc. cùng với đó, con bạn còn có nguy cơ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Tác hại của bệnh viêm nang lông ở trẻ em

Bệnh viêm nang lông ở trẻ em nếu không được điều trị đúng cách có thể lan rộng sang các vùng da lành xung quanh và rất dễ tái phát. trường hợp nhiễm trùng nặng có thể gây ra các biến chứng như:

    Bội nhiễm vi khuẩn, lở loét da

Cách chẩn đoán viêm nang lông ở trẻ em

Để xác định trẻ có bị viêm nang lông hay không, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra bên ngoài khu vực bị viêm trên da của bé. một số vấn đề có thể được bác sĩ đưa ra để thảo luận với cha mẹ trong quá trình thăm khám cho bé như:

    Con bạn bị nổi mụn đỏ ở nang lông bao lâu rồi?

Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ có thể chẩn đoán được bệnh thông qua các tổn thương trên da và những thông tin được ghi nhận. tuy nhiên để xác định nguyên nhân gây bệnh thì nhân viên y tế sẽ lấy một mẫu bệnh phẩm trên da bé và mang vào phòng thí nghiệm kiểm tra sự hiện diện của tụ cầu khuẩn hay nấm gây bệnh.

Cách trị viêm nang lông ở trẻ em

Việc lựa chọn phương pháp điều trị bệnh viêm nang lông cho trẻ em phụ thuộc phần lớn vào mức độ bệnh của trẻ. nếu chỉ bị nhiễm trùng nhẹ, bệnh có thể được khắc phục bằng các mẹo tự nhiên kết hợp với chế độ ăn uống, chăm sóc da đúng cách. trường hợp bị viêm nang lông nặng thì cần áp dụng các biện pháp y khoa cho hiệu quả mạnh hơn.

1. Chữa viêm nang lông cho trẻ em ở mức độ nhẹ

Ở mức độ nhẹ, bệnh viêm nang lông ở trẻ em có thể được cải thiện nhờ các biện pháp tự nhiên sau:

– Tắm rửa cho trẻ thường xuyên

Trẻ bị viêm nang lông cần được tắm rửa thường xuyên để cơ thể luôn sạch sẽ. điều này có thể giúp hạn chế được cơn ngứa, ngăn ngừa bội nhiễm và giúp tổng thương ở các nang lông nhanh hồi phục.

Mẹ có thể sử dụng các loại sữa tắm kháng khuẩn để tắm cho bé, chẳng hạn như safarelle hay cetaphil… tuy nhiên cần tránh các loại xà phòng có chất tẩy mạnh hoặc chứa nhiều bọt có thể khiến da các nang lông bị kích ứng nghiêm trọng hơn.

Dùng khăn mềm để tắm cho bé. Tránh các hoạt động có thể gây tổn thương cho da như kỳ cọ mạnh hoặc dùng nước quá nóng để tắm. Chú ý đừng mặc quần áo cho bé khi chưa được thấm khô da.

– Chườm mát giảm đau, chống ngứa cho bé bị viêm nang lông

Khi bị viêm nang lông, trẻ thường xuyên phải đối mặt với những cơn ngứa ngáy, đau rát khó chịu trên da. cha mẹ cần chú ý đến bé nhiều hơn, đừng để con bạn lấy tay cào gãi vào da bởi hành động này có thể khiến da của trẻ bị tổn thương, nhiễm trùng.

Chườm mát chính là một giải pháp đơn giản giúp giảm bớt cảm giác khó chịu trên da bé. Hơi mát sẽ giúp làm giảm kích ứng vùng da bị bệnh, giảm sưng đau, xoa dịu cơn ngứa.

Mẹ chỉ cần lấy một cái khăn sạch nhúng vào nước mát. Vắt khăn cho bớt nước rồi đắp lên da bé khoảng 20 phút. Có thể lặp lại mẹo này vài lần trong ngày mỗi khi bé lên cơn ngứa ngáy khó chịu.

– Duy trì độ ẩm trên da bé

Bệnh viêm nang lông ở trẻ em có thể gây ngứa ngáy dữ dội hơn ở những bé có làn da khô, bị thiếu nước. chính vì vậy, việc duy trì độ ẩm cho da bé có thể giúp giảm nhẹ được các triệu chứng bệnh.

Khi trẻ bị nhiễm trùng nang lông, mẹ nên khuyến khích con uống nước nhiều hơn. Ngoài nước lọc, nước khoáng, có thể bổ sung thêm chất lỏng cho cơ thể từ các nguồn khác như nước ép trái cây, nước canh, nước luộc rau. Đây chính là nguồn bổ sung vitamin và khoáng chất dồi dào rất cần thiết cho quá trình hồi phục tổn thương trên da bé.

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên cân nhắc sử dụng kem dưỡng ẩm cho con. Lưu ý chỉ lựa chọn các sản phẩm được đặc chế dành riêng cho trẻ em. Tránh lấy kem dưỡng ẩm của người lớn bôi cho bé.

– Lựa chọn trang phục phù hợp cho bé

Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái sẽ giúp khu vực tổn thương trên da bé được thông thoáng, khô ráo, không bị cọ sát và có tốc độ tái tạo nhanh hơn. Liên quan đến vấn đề này mẹ cũng cần lưu ý:

    Ưu tiên dùng quần áo có chất liệu vải mềm, mỏng, thoáng mát và có khả năng thấm hút mồ hôi cao.

– Chữa viêm nang lông cho trẻ em bằng mẹo dân gian

Một số nguyên liệu tự nhiên dưới đây đang được dân gian sử dụng để trị viêm nang lông cho trẻ:

    Dầu dừa: Khả năng dưỡng ẩm tốt cùng hoạt chất kháng khuẩn tự nhiên trong dầu dừa có thể giúp bé cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh viêm nang lông gây ra. Mỗi ngày 2 – 3 lần, mẹ hãy lấy dầu dừa thoa trực tiếp lên khu vực bị tổn thương trên da bé. Để khoảng 30 phút sau có thể rửa lại.
    Cám gạo: Nguyên liệu này giúp làm sạch lỗ chân lông, loại bỏ lớp vảy sừng trên da, đồng thời bổ sung vitamin B giảm hiện tượng sưng viêm ở các nang lông. Mẹ lấy một ít cám gạo trộn chung với sữa tươi không đường rồi thoa một lớp mỏng lên da bé. Mát xa nhẹ nhàng và rửa lại sau 20 phút..
  • Nha đam: Giàu chất chống oxy hóa và chất kháng khuẩn mạnh, nha đam được sử dụng để chữa viêm nang lông cho cả trẻ em và người lớn. Thoa gel nha đam lên vùng da bị bệnh của bé mỗi ngày 1 – 2 lần cũng có tác dụng dưỡng ẩm, làm dịu cơn ngứa. Trường hợp da bé quá nhạy cảm thì không nên áp dụng cách này.
  • Lá trầu không: Lá trầu được biết đến với khả năng chống nấm, diệt vi khuẩn, giảm viêm ở lỗ chân lông. Khi con bị bệnh, mẹ có thể lấy lá trầu nấu nước để tắm rửa cho bé hàng ngày.

Trong quá trình chữa trị viêm nang lông cho trẻ tại nhà các mẹ chú ý cho con ăn uống đầy đủ dưỡng chất. tăng cường các thực phẩm có đặc tính kháng viêm vào trong thực đơn của bé, chẳng hạn như cam, quýt, cà chua, rau xanh, nghệ, gừng, tỏi. đồng thời khuyến khích bé ăn nhiều trái cây, thường xuyên rửa tay với xà phòng diệt khuẩn để ngăn ngừa nhiễm trùng da.

>> Tham khảo thêm: 13 cách trị viêm nang lông tại nhà an toàn

2. Cách điều trị bệnh viêm nang lông ở trẻ em giai đoạn nặng

Trường hợp bị nhiễm trùng nặng, việc áp dụng các giải pháp tự nhiên chỉ giúp hỗ trợ cải thiện được các triệu chứng chứ không điều trị khỏi bệnh viêm nang lông cho trẻ triệt để. bác sĩ có thể kê đơn Thu*c hoặc tiến hành các thủ thuật khác để điều trị cho bé.

– Thu*c chữa viêm nang lông ở trẻ em:

Bao gồm:

    Thu*c kháng sinh: Nhóm Thu*c này được điều chế dưới dạng uống hoặc bôi ngoài da. Đối tượng chỉ định là các bé bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng hoặc có biến chứng bội nhiễm vi khuẩn.
  • Thu*c chống nấm: Nếu xét nghiệm da tiềm thấy nấm, bác sĩ có thể đề nghị cho con bạn dùng Thu*c chống nấm để ức chế sự phát triển của mầm bệnh.
  • Thu*c NSAID: Có tác dụng chống viêm nang lông và giảm đau
  • Thu*c kháng histamin: Nhóm Thu*c này có hiệu quả nhanh trong việc giảm ngứa, giúp bé dễ chịu hơn.

– Áp dụng các thủ thuật y tế khác:

Khi tiến triển sang giai đoạn mãn tính, bệnh viêm nang lông ở trẻ em thường khó điều trị hơn. nếu con bạn không đáp ứng được với Thu*c, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định các phương pháp khác như:

    Điều trị viêm nang lông cho trẻ bằng liệu pháp ánh sáng

Nhìn chung, bệnh viêm nang lông ở trẻ em nếu được điều trị từ sớm sẽ giúp bé nhanh khỏi và hạn chế để lại sẹo xấu trên da. tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bé và nguyên nhân gây viêm nang lông mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. vì vậy, nếu con bạn đang có dấu hiệu bị bệnh, hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn cách chữa trị tốt nhất.

Tham khảo thêm:

    Bị viêm nang lông ở ngực – Nguyên nhân và cách trị
  • Viêm nang lông da đầu gây rụng tóc cần nhận biết và điều trị sớm

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/viem-nang-long-o-tre-em)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY