Tai mũi họng hôm nay

Chuyên khoa Tai Mũi Họng chuyên khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, các dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến như phẫu thuật, vá nhĩ qua kính hiển vi hoặc nội soi, mổ lấy rò, phẫu thuật Bondy, khí dung họng mũi, chích cuốn mũi, đốt cuốn mũi,... Với các bệnh lý thường gặp ở khoa Tai Mũi Họng như: viêm đau họng, ù tai, viêm mũi không do dị ứng, ung thư cổ họng, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm V.A, viêm xương cấp, polyp dây thanh, ung thư thanh quản,...

Viêm phế quản dị ứng: Bạn đã biết gì về căn bệnh này?

Viêm phế quản dị ứng là tình trạng các đường dẫn khí bị viêm do sự tác động của các tác nhân gây dị ứng từ bên ngoài như phấn hoa, lông động vật, hóa chất...

viêm phế quản dị ứng cũng là một dạng của bệnh viêm phế quản, xảy ra khi có các yếu tố dị ứng nào đó xâm nhập vào cơ thể gây viêm đường dẫn khí. nếu không được chữa trị sớm, nó có thể tiến triển thành bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và gây ra các vấn đề nghiêm trọng khác về sức khỏe.

I/ Thông tin về bệnh viêm phế quản dị ứng

Viêm phế quản dị ứng là gì?

Là một dạng của viêm phế quản, viêm phế quản dị ứng xảy ra khi cơ thể phản ứng quá mức với các tác nhân gây kích ứng dẫn đến viêm. vì các triệu chứng bệnh thường diễn tiến trong thời gian dài và có thể tái phát nhiều lần kể cả khi đã được chữa khỏi, do đó nó còn có thể được gọi với cái tên khác là viêm phế quản mãn tính. bệnh có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào và vào bất cứ thời điểm nào trong năm, nhất là những thời điểm giao mùa khi thời tiết thay đổi thất thường.

Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản dị ứng

Khi bị các tác nhân gây dị ứng tác động, cơ thể sẽ có những phản ứng để kháng lại sự xâm nhập đó. các phản ứng dị ứng này làm giải phóng histamin khiến cho các cơ dọc theo đường dẫn khí (phế quản) bị co lại, gây viêm. những yếu tố được cho là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng này bao gồm:

    Phấn hoa.

Triệu chứng bệnh viêm phế quản dị ứng

Các triệu chứng thường gặp của bệnh viêm phế quản mãn tính bao gồm:

    Ho tạo ra chất nhầy.

Ngoài ra, tùy thuộc vào mức độ bệnh và cơ địa của mỗi người mà bạn có thể gặp phải nhiều vấn đề khác nữa. Để biết rõ hơn thông tin về vấn đề này, hãy trao đổi với các bác sĩ của bạn.

Ai có nguy cơ cao bị viêm phế quản dị ứng?

Bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường, nếu thuộc một trong số các trường hợp sau đây:

    Thường xuyên hút Thu*c lá.

Biến chứng bệnh viêm phế quản dị ứng

Nếu viêm phế quản dị ứng kéo dài trên 3 tháng nó sẽ chuyển sang mãn tính, đây được xem là một loại bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (copd). ngoài ra, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng khác như viêm phổi, nhiễm trùng phổi, nếu bệnh nghiêm trọng chúng có thể gây nhiễm trùng máu. tình trạng có thể đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân nếu như không được chữa trị kịp thời.

II/ Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phế quản dị ứng

1. Chẩn đoán

Đầu tiên, việc chẩn đoán bệnh viêm phế quản sẽ được tiến hành dựa trên những triệu chứng mà người bệnh đang mắc phải, đồng thời xem xét tiền sử bệnh lý của chính người bệnh để đưa ra các khẳng định ban đầu. sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các phương pháp chẩn đoán phù hợp để đưa ra kết luận chính xác nhất về mức độ bệnh mà bạn đang gặp phải. các biện pháp thường được chỉ định sử dụng bao gồm:

    Xét nghiệm đờm: Các bác sĩ sẽ kiểm tra chất nhầy được bạn ho ra để xác định xem có bị nhiễm trùng hoặc dị ứng hay không.
  • Chụp X – quang: Thông qua các hình ảnh thu được từ việc chụp X – quang, bác sĩ có thể phát hiện được những điểm bất thường và mức độ nhiễm trùng ở trong phổi của bạn.
  • Đo phế dung: Bạn sẽ được thở vào một túi khí, sau đó các bác sĩ sẽ dùng một thiết bị có tên là phế dung kế để đo lượng không khí mà phổi của bạn chứa được, từ đó nhận biết được những điểm bất thường.

2. Điều trị

Thông thường, bệnh viêm phế quản dị ứng sẽ được điều trị bằng các biện pháp như sau:

♦ Dùng Thu*c:

    Thu*c giãn phế quản: Các loại Thu*c này có tác dụng làm giãn các cơ xung quanh đường thở, làm cho người bệnh dễ thở hơn. Có 2 dạng Thu*c làm giãn phế quản: Những loại Thu*c giãn phế quản hoạt động nhanh, có tác dụng ngắn như ipratropium, levalbuterol, albuterol…. Còn các loại Thu*c như salmeterol, tiotropium, formoterol… sẽ có tác dụng kéo dài hơn, nhưng lại cần phải chờ trong khoảng một thời gian khá dài khi đó nó mới phát huy được tác dụng.
  • Các loại Thu*c Steroid: Sử dụng các loại Thu*c chứa Steroid sẽ làm giảm được tình trạng sưng viêm trong cơ thể của bạn. Thông thường, những loại Thu*c này tồn tại dưới dạng hít, bao gồm: budesonide, mometasone, flnomasone… Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng các loại Thu*c này kết hợp với các loại Thu*c giãn phế quản có tác dụng kéo dài.
  • Uống Thu*c làm tan chất nhầy: Các loại Thu*c như mucolytics hoặc sử dụng các loại máy phun sương sẽ khiến cho các chất nhầy trong cổ họng được loãng ra, giúp chúng dễ dàng được tống ra ngoài.
  • Thu*c điều chỉnh nồng độ oxy trong máu: Bị viêm phế quản sẽ làm cản trở quá trình lưu thông khí oxy trong phổi. khiến lượng oxy cung cấp cho máu không đủ. Nếu tình trạng này nặng, các bác sĩ sẽ kê toa Thu*c để điều chỉnh oxy. Cách này sẽ giúp cho oxy trong máu được giữ ở mức bình thường.
  • Tiêm vắc – xin: Những người bị viêm phế quản thường có nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng phổi rất cao. Do đó tiêm các vắc – xin phòng cúm hoặc một mũi tiêm ngăn ngừa viêm phổi sẽ giúp hạn chế được tình trạng này.

Vì các loại Thu*c này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, do đó khi sử dụng, bạn nhất định phải tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng.

♦ Các biện pháp khắc phục tại nhà:

Bên cạnh việc dùng Thu*c để điều trị, áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà cũng là cách làm giảm đi sự khó chịu do bệnh gây ra, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Một vài biện pháp mà bạn có thể áp dụng bao gồm:

    Dùng các loại máy tạo độ ẩm: Những loại máy này sẽ giúp làm ẩm không khí, làm cho các chất nhầy trong mũi được loãng ra và dễ được thoát ra ngoài.
  • Uống nhiều nước: Cách này cũng có tác dụng làm giảm đi các biểu hiện của bệnh, khiến cho các dịch nhầy được loãng hơn.
  • Súc miệng bằng nước muối: Ho do bị viêm phế quản sẽ làm cho cổ họng của bạn bị đau. Súc miệng bằng nước muối có thể làm sạch cổ họng, giảm được tình trạng viêm nhiễm từ đó khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Viên ngậm ho: Các loại viên ngậm ho cũng sẽ giúp cho cổ họng bớt đau, tình trạng đờm ở vùng cổ cũng sẽ giảm bớt.
  • Điều chỉnh hơi thở: Người bị viêm phế quản thường thở quá nhanh, do đó áp dụng các kỹ thuật thở (thở mím môi) sẽ khắc phục được tình trạng trên, làm chậm hơi thở lại.

III/ Các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm phế quản dị ứng

Viêm phế quản dị ứng có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và làm tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh khác. do đó, cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho bản thân là áp dụng các phương pháp phòng ngừa bệnh. một số cách mà bạn có thể áp dụng bao gồm:

    Cần phải đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc làm việc trong môi trường chứa nhiều bụi bẩn và hóa chất.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/viem-phe-quan-di-ung-ban-da-biet-gi-ve-can-benh-nay)

Tin cùng nội dung

  • Nội soi phế quản (Bronchoscopy) là một thủ thuật giúp chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý đường hô hấp bao gồm phế quản và phổi.
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Đông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Bệnh do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khí táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm; nhiệt làm thương phế, thận; phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, xin giới thiệu một số bài Thuốc theo kinh nghiệm dân gian rất đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đến bệnh viện khi có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
  • Viêm tiểu phế quản là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp phổ biến ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ. Viêm tiểu phế quản gây tắc nghẽn các đường dẫn khí nhỏ ở phổi
  • Viêm tiểu phế quản là bệnh về đường hô hấp rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Một trong các triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản là tình trạng khó thở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY