Nhi Huyết học - Truyền máu hôm nay

Các chức năng trọng tâm của khoa Nhi huyết học - Truyền máu bao gồm tiếp nhận khám, theo dõi, phát hiện sớm và điều trị các bệnh về máu ở trẻ. Ngoài ra, khoa còn đảm nhận các công tác xét nghiệm thường qui phục vụ bệnh nhi nội trú và bệnh nhi ngoại trú có bảo hiểm, miễn phí. Các bệnh lý nhi khoa về huyết học phổ biến như: thiếu máu, tan máu bẩm sinh (Thalassemia), rối loạn đông máu di truyền, hồng cầu nhỏ hình cầu di truyền, tan máu tự miễn, các bệnh lý đông cầm máu, bệnh máu ác tính,…

Viện Huyết học - Truyền máu TW: Khai trương điểm hiến máu cố định ngoại viện thứ 3

Ngày 26-12,Viện Huyết học - Truyền máu TW tổ chức Khai trương điểm hiến máu cố định tại Phòng khám Đa khoa số 2, Trung tâm Y tế quận Đống Đa (số 10, ngõ 122 đường Láng, quận Đống Đa, Hà Nội). Đây là điểm hiến máu cố định ngoại Viện thứ 3 được Viện triển khai trong năm 2019.

Trước đó, vào ngày 22-6-2019, quận Hoàn Kiếm đã được khai trương tại Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm (số 26 phố Lương Ngọc Quyến, Hà Nội). Sau 6 tháng triển khai, Viện đã tiếp nhận 1.800 đơn vị máu ngoại viện thứ 2 cũng được khai trương tại quận Thanh Xuân (số 132 phố Quan Nhân, Hà Nội); điểm hiến máu đã tiếp nhận gần 800 đơn vị máu trong hơn 2 tháng qua.

Nhờ có mà nhiều cán bộ, nhân viên của các cơ quan, doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực, người dân tại các địa bàn lân cận cũng có thể tranh thủ thời gian đến tham gia hiến máu.

TS. Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cho biết: “Việc mở thêm một trên địa bàn Hà Nội nhằm tạo điều kiện thuận tiện nhất cho người dân tham gia hiến máu, kịp thời khắc phục tình trạng khan hiếm máu dịp cuối năm và Tết nguyên đán sắp đến.

Điểm cũng sẽ phát huy được lợi thế của Hà Nội với địa bàn có dân số đông, tập trung ở khu vực nội thành, có tiềm năng lớn về nguồn người hiến máu. Thêm một địa chỉ là thêm cơ hội và sự lựa chọn về thời gian, địa điểm để mỗi người dân có thể nhắc lại thường xuyên, nhờ đó giúp phong trào phát triển theo hướng hiệu quả, chất lượng, bền vững”.

Theo TS Bạch Quốc Khánh, dự kiến năm 2020, Viện tiếp tục phối hợp với UBND các quận của Hà Nội để triển khai thêm một số nữa.

Năm 2019, cả nước tiếp nhận được hơn 1,3 triệu đơn vị máu; đáp ứng được 70% nhu cầu máu cho cấp cứu, điều trị và dự phòng tại các địa phương. Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương tiếp nhận được hơn 355.000 đơn vị máu; nhờ đó đã cung cấp được 640.000 đơn vị máu và chế phẩm máu cho 170 bệnh viện tại 25 tỉnh, thành phố với diện bao phủ xấp xỉ 40 triệu dân.

Vào thời điểm cuối năm và Tết nguyên đán,nhiều địa phương trong cả nước đều đang đối mặt với tình trạng khan hiếm máu cho điều trị do thiếu nguồn người hiến máu, đặc biệt là thiếu nhóm máu O, nhóm máu A. Ước tính cả nước cần 300.000 đơn vị máu trong dịp này; tuy nhiên, theo kế hoạch, lượng tiếp nhận nhiều nhất chỉ được khoảng 200.000 đơn vị.

Riêng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cần 80.000 đơn vị máu để phục vụ nhu cầu cấp cứu và điều trị trong 3 tháng (từ tháng 12/2019 – tháng 2/2020), trong đó nhóm máu O và nhóm máu A cần tổng cộng 50.000 đơn vị máu. Mặc dù nhiều sự kiện đã và sẽ được Viện phối hợp với các đơn vị tổ chức như: Trái tim tình nguyện, Tết đoàn viên, Noel yêu thương, Tết hồng cho em, Tất niên hồng, Chủ nhật Đỏ và Lễ hội Xuân hồng (14 – 16/2) nhưng các lịch vẫn còn thiếu khoảng 20.000 đơn vị so với nhu cầu.

Trong khi đó, lượng máu thu được ở nước ta gần 50% vẫn là từ sinh viên nên trước và sau Tết thường xảy ra tình trạng khan hiếm máu do sinh viên nghỉ lễ, ôn thi. Tình hình giao thông trong dịp Tết cũng sẽ diễn biến phức tạp, các trường hợp vi phạm (như sử dụng rượu bia khi lái xe, không đội mũ bảo hiểm…) thường gia tăng dẫn đến T*i n*n giao thông, nhiều trường hợp đa chấn thương cần phải số lượng lớn. Số người hiến máu giảm, trong khi nhu cầu máu tăng cao, nhiều người bệnh cần được kịp thời trước Tết để trở về nhà, nên tình trạng thiếu máu lại càng xảy ra trầm trọng.

Trần Hằng

Mạng Y Tế
Nguồn: Công an nhân dân (http://cand.com.vn/y-te/Khai-truong-diem-hien-mau-co-dinh-ngoai-vien-thu-3-tai-quan-Dong-Da-575619/)

Tin cùng nội dung

  • Bà Miến có bài Thuốc gia truyền 6 đời, sử dụng các cây dược liệu quý trên rừng chữa khỏi bệnh phù thũng do thận mà y học hiện đại gọi là chứng viêm cầu thận.
  • Bệnh trĩ là bệnh phổ biến ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Tỉ lệ mắc bệnh trĩ tại Việt Nam chiếm khoảng 60% dân số.
  • Em đang điều trị viêm loét dạ dày do HP, đã dùng xong đợt kháng sinh, nhưng em bị sút cân và suy nhược. Vậy em muốn truyền dịch (sinh tố) có được không? Em xin cảm ơn BS.
  • Chào Mangyte, Tôi muốn hỏi thăm về dịch vụ xét nghiệm ADN để xác định huyết thống. Tôi đến BV Truyền máu và Huyết học TPHCM được không? Ở đó có xét nghiệm bằng tóc không? Chi phí như thế nào? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (T..L.K. – TPHCM)
  • Mangyte ơi, Tôi nghe nói BV Đại học Y dược đưa vào hoạt động phòng khám huyết học nhưng không biết thông tin cụ thể thế nào. Kính mong Mangyte tư vấn giúp tôi, phòng khám này hoạt động vào thời gian nào và khám cho những đối tượng bệnh lý nào ạ? Xin cảm ơn rất nhiều. (nuhoangbocap...@yahoo.com)
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY