Dinh dưỡng hôm nay

Vitamin, chất khoáng tăng đề kháng cơ thể

Tăng cường bổ sung vitamin A, C, E, D và chất khoáng từ sắt, kẽm từ rau, củ và bữa ăn hàng ngày để cải thiện hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật.

Ngoài một chế độ ăn cân đối, hạn chế các món xào, rán, nướng,...chúng ta cần bổ sung thêm vitamin, chất kháng để cơ thể tăng sức đề kháng, phòng ngừa dịch bệnh. 

Vitamin

Vitamin A có bổ sung sức đề kháng và miễn dịch cơ thể. Thiếu hụt vitamin A làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng và tăng tỷ lệ Tu vong ở trẻ em, các tuyến ngoại tiết giảm bài tiết, khiến khả năng ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn giảm đi. Vitamin A thường có nhiều trong gấc, rau ngót rau dền cơm, gan gà, gan lợn, gan bò,...

Vitamin E làm tăng tính miễn dịch bằng cách bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương, tăng sức đề kháng của cơ thể với các bệnh nhiễm khuẩn mạnh hơn, làm chậm tiến triển bệnh sa sút trí tuệ (Alzheimer), bảo vệ vitamin A và chất béo của màng tế bào khỏi bị o xy hóa, tham gia vào chuyển hóa tế bào. Vitamin E bảo vệ các chất béo trong não khỏi các gốc tự do, đặc biệt là các chất béo omega-3 DHA và EPA, trong đó tập trung ở tế bào thần kinh. Vitamin E có nhiều trong các thực phẩm nguồn gốc tự nhiên như đậu tương, giá đỗ, vừng lạc, mầm lúa mạch, dầu hướng dương, dầu ô-liu và các loại rau có lá màu xanh đậm.

Vitamin C tăng cường miễn dịch, cần thiết cho các tế bào miễn dịch T và bạch cầu, từ đó làm tăng chức năng của hệ miễn dịch. Thiếu vitamin C, sự nhạy cảm với các bệnh nhiễm khuẩn tăng lên, tính thấm mao mạch tăng, mạch dễ vỡ, da khô ráp. Vitamin có nhiều trong trái cây và rau củ như bưởi, đủ đủ, quýt, cam, chanh,...hoặc rau ngót, rau mùi tàu, rau dền, rau đay, rau mồng tời, hành hoa,...

Vitamin D là một vitamin tan trong chất béo, có liên quan đến các chức năng khác nhau của hệ thống miễn dịch, tiêu hóa, tuần hoàn và thần kinh. Ngoài tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, Vitamin D còn được cung cấp từ 10-20% trong chế độ ăn uống. Do đó, mỗi ngày cần tắm nắng từ 15-30 phút và tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu vitamin D như gan cá, lòng đỏ trứng, cá, hải sản... cho bữa ăn hàng ngày.

Trong các vitamin nhóm B, vai trò các folat và pyridoxin đáng chú ý hơn cả. Thiếu folat làm chậm sự tổng hợp của các tế bào tham gia vào các cơ chế miễn dịch. Tương tự như thiếu sắt, miễn dịch dịch thể ít bị ảnh hưởng hơn miễn dịch qua trung gian tế bào. Đặc biệt, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai thiếu folat thường đi kèm thiếu sắt là hai yếu tố gây thiếu máu dinh dưỡng. Ngoài ra, thiếu pyridoxin (vitamin B6) làm chậm các chức năng miễm dịch, cả dịch thể và trung gian tế bào. Các vitamin nhóm B có nhiều trong cám gạo, ngũ cốc, các loại hạt đậu, mè, mầm lúa mì, tim, gan.

Vitamin có trong rau xanh, trái cây, các loại đậu. Ảnh: Health

Chất khoáng 

Rất nhiều chất khoáng và vi khoáng tham gia vào miễn dịch, trong đó vai trò của sắt, kẽm được nghiên cứu nhiều hơn cả.

Sắt cần thiết cho tổng hợp AND và tham gia vào nhiều enzym can thiệp vào quá trình phân giải bên trong tế bào. Thiếu sắt, nhiễm khuẩn tăng. Bạn có thể bổ sung sắt trong mộc nhĩ, nấm hương, rau dền đỏ, đậu tương, tiết bò, bầu dục lợn, lòng đỏ trứng vịt, cua đồng,..

Kẽm giúp tăng cường miễn dịch, giúp làm vết thương mau lành và giúp duy trì vị giác và khứu giác. Kẽm tham gia vào hàng trăm enzym chuyển hóa trong cơ thể. Thiếu kẽm trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa do giảm sức đề kháng. Trẻ thường có biểu hiện biếng ăn chậm lớn, chậm phát triển chiều cao. Các thức ăn giàu kẽm nên lưu ý như thịt, cá, tôm, sò, sữa, trứng, ngao, hàu,..

Thạc sĩ bác sĩ Nguyễn Văn Tiến

Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng

Viện Dinh dưỡng

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/vitamin-chat-khoang-tang-de-khang-co-the-4069178.html#box_comment)

Tin cùng nội dung

  • Những người được chẩn đoán bị Ung thư sẽ quan tâm đến việc dùng các Vitamin và các chế phẩm bổ sung như thực phẩm chức năng, các thảo dược và các chiết xuất đang được dùng rộng rãi để tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị.
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Ô-xy giúp cho các tế bào và cơ thể, ngăn ngừa hiện tượng lão hóa của các cơ quan.
  • Suy nhược cơ thể có nhiều triệu chứng như: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, giảm trí nhớ, hồi hộp, tim đập mạnh, tinh thần mệt mỏi, di tinh. Người cao tuổi thường hay mắc bệnh này, nhưng cũng có thể gặp ở người trẻ tuổi và trung niên.
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY