Sức khỏe hôm nay

Vitamin K dự phòng xuất huyết

SKĐS- Vitamin K cần cho sự tạo thành prothrombin trong gan có vai trò thiết yếu trong sự đông máu, và cũng điều hòa sự tổng hợp các yếu tố đông máu khác.
Vitamin K cần cho sự tạo thành prothrombin trong gan có vai trò thiết yếu trong sự đông máu, và cũng điều hòa sự tổng hợp các yếu tố đông máu khác. Ngoài ra vitamin K còn giúp dự phòng và điều trị xuất huyết của trẻ sơ sinh, ngăn ngừa chứng thiếu máu và chứng xuất huyết dạng nguyên huyết. Vitamin K là một loại vitamin tan trong chất béo rất cần thiết cho cơ thể chúng ta. Có 3 dạng vitamin K: vitamin K1 (phylloquinon) có trong thực phẩm, vitamin K2 (menaquinon) được sản xuất bởi các vi khuẩn ở ruột già và vitamin K3 (menadion) là một loại Thu*c tổng hợp.

Một số lượng nhỏ trẻ sơ sinh bị tình trạng chảy máu do thiếu hụt vitamin K, hay còn được gọi là bệnh tan huyết ở trẻ sơ sinh do những trẻ này không đủ lượng vitamin K. Điều này dẫn đến việc trẻ thường hay chảy máu miệng hay mũi hoặc xuất huyết nội có thể dẫn đến Tu vong. Nếu không được bổ sung hoặc bổ sung vitamin K không kịp thời, trẻ sẽ bị chảy máu kéo dài ở nhiều nơi như cuống rốn, ngoài da, chảy máu mũi, đường tiêu hoá…

Chảy máu kéo dài nặng nhất là ở não. Những trường hợp chảy máu trong não nhiều, bệnh rất nặng có diễn tiến rất nhanh, trẻ dễ Tu vong. Trường hợp chảy máu trong não ít, các biểu hiện thường không rõ ràng nên khó phát hiện sớm. Do não trẻ sơ sinh chưa phát triển và hoạt động, các tế bào thần kinh chưa đầy đủ, cũng chưa hoàn chỉnh do vậy các tổn thương ở não sớm thường rất nặng, gây Tu vong hoặc không thể hồi phục hoàn toàn mà sẽ để lại di chứng.

Nhiều bà mẹ, nhất là những người ở vùng sâu, vùng xa còn có hủ tục sinh con tại nhà nên nhiều trẻ đã mắc bệnh vì không được tiêm vitamin K sau sinh.

Đề phòng thiếu vitamin K cho trẻ sơ sinh, nên bổ sung vitamin K ngay từ thời kỳ mang thai bằng cách ăn nhiều loại rau xanh, thực phẩm giàu vitamin K như: Các loại rau xanh, cải bắp, cải xoong, su hào, xà lách, cải bó xôi, đậu nành, xúp lơ, hoa quả, ngũ cốc, sữa, trứng gà, đậu phụ, thịt lợn nạc, thịt bò… Riêng thịt gà, vịt lại hầu như không chứa vitamin K.

Thai phụ cũng nên uống vitamin K1 trước khi sinh với liều chỉ định là một viên vitamin K1 5mg trước sinh từ 2 - 4 tuần và một viên vitamin K1 5mg trước khi sinh. Việc bổ sung viên vitamin K1 cho bà mẹ mang thai, sắp sinh sẽ giúp bổ sung hàm lượng vitamin K cho trẻ, tăng lượng vitamin K trong sữa mẹ. Tuy nhiên cần lưu ý, dù mẹ đã được uống vitamin K1 thì sau sinh, tốt nhất vẫn nên tiêm một liều 1mg vitamin K1 cho trẻ để phòng ngừa hiệu quả nguy cơ này.

Bên cạnh đó, khi có thai các bà mẹ nên đăng ký quản lý thai tốt tại địa phương mình để bảo đảm trẻ được tiêm vitamin K sau sinh.

Để phòng tránh các nguy cơ do thiếu vitamin K, các bà mẹ cần cho trẻ sơ sinh tiêm vitamin K tại các cơ sở y tế hoặc bệnh viện Nhi ngay sau khi sinh. Bác sĩ

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-vitamin-k-du-phong-xuat-huyet-19075.html)

Tin cùng nội dung

  • Xuất huyết tiêu hoá( XHTH) là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của đường tiêu hoá, vào trong ống tiêu hoá. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
  • Đau dạ dày gồm bệnh lý nội khoa, ngoại khoa, stress và đặc biệt là thói quen ăn uống, sinh hoạt.
  • Trái với suy nghĩ của nhiều người, vitamin C có tác dụng tích cực đối với chứng viêm dạ dày.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hay vô căn là một rối loạn đông cầm máu có thể dẫn đến dễ bầm tím hoặc chảy máu (xuất huyết).
  • Những người được chẩn đoán bị Ung thư sẽ quan tâm đến việc dùng các Vitamin và các chế phẩm bổ sung như thực phẩm chức năng, các thảo dược và các chiết xuất đang được dùng rộng rãi để tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị.
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY