An toàn thực phẩm hôm nay

Vũng Tàu: Hàng chục học sinh bị cấp cứu do đau bụng tiêu chảy

Các học sinh có biểu hiện đau bụng, tiêu chảy và nôn ói nhiều lần trước khi được đưa vào bệnh viện Lê Lợi.

Sáng 11/3, thông tin từ bệnh viện lê lợi, p.7, tp vũng tàu (tỉnh bà rịa - vũng tàu) cho biết đơn vị này đã tiếp nhận khoảng 40 học sinh thuộc trường tiểu học lê lợi được đưa vào cấp cứu trong tình trạng đau bụng, tiêu chảy và nôn ói nhiều lần.

Bác sĩ đang theo dõi kiểm tra cho một trong số các học sinh nhập viện.

Hầu hết những học sinh này có biểu hiện đau bụng và tiêu chảy diễn ra từ chiều hôm trước. khi đến trường học sáng nay thì tình trạng tiêu chảy và đau bụng vẫn tái diễn. phát hiện điều này, nhà trường đã nhanh chóng đưa các em vào viện cấp cứu.

Nhận được thông tin, đại diện phòng giáo dục và đào tạo tp vũng tàu cũng đã có mặt tại bệnh viện. được biết, đã có 5 học sinh đã nhập viện tại khoa nhi do bị nhiễm trùng tiêu hóa nặng, có biểu hiện sốt và tiêu chảy nhiều lần.

Theo thông tin ban đầu, trưa 10/3 các học sinh ăn cơm với trứng chiên thịt heo, canh bí đỏ; buổi xế ăn mì xào thịt bò.

Bác sĩ đào trung hiếu, phó khoa cấp cứu (bệnh viện lê lợi) cho biết, sau khi được thăm khám, sơ cấp cứu, cho uống Thu*c, đến trưa 11/3, tình trạng sức khỏe của hầu hết học sinh đã ổn định trở lại. bệnh viện cũng đã lấy phân xét nghiệm và siêu âm bụng để tiếp tục theo dõi, đánh giá.

Hiện, bệnh viện đã cho 35 học sinh xuất viện về nhà, còn 5 em được chuyển xuống khoa nhi để tiếp tục điều trị. đây là những học sinh sau khi được uống Thu*c nhưng vẫn còn sốt cao, đau bụng và tiêu chảy vầ chưa có dấu hiệu giảm.

“chúng tôi xác định đây là một vụ ngộ độc thực phẩm. các em học sinh bị nhiễm trùng tiêu hóa thức ăn và rối loạn tiêu chảy”, bác sĩ hiếu thông tin thêm.

Thầy nguyễn ngọc mẫn, hiệu trưởng trường tiểu học lê lợi cho biết: suất ăn của học sinh nhà trường do một công ty chuyên cung cấp thức ăn cung cấp. các mẫu thực phẩm đã được nhà trường lưu lại theo quy định.

Hiện, Trường đang phối hợp với Bệnh viện Lê Lợi để chăm sóc sức khỏe cho học sinh. Còn về nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng hàng loạt cho học sinh, Trường cũng sẽ tích cực phối với cơ quan y tế và các cơ quan liên quan xác minh, làm rõ.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/vung-tau-hang-chuc-hoc-sinh-bi-cap-cuu-do-dau-bung-tieu-chay-555802.html)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte cho tôi hỏi, Dì của tôi (ngoài 40 tuổi) ở TP. Buôn Ma Thuột mới bị tràn dịch màng phổi, BV kêu phải chuyển đến BV Phạm Ngọc Thạch TPHCM. Nhưng hôm nay là thứ 7, mai CN nên họ nói phải đợi đến thứ 2 mới chuyển được. Tôi lo lắng quá, liệu tràn dịch màng phổi có cần đi SG cấp cứu ngay không? Hiện ở trên này chỉ phát hiện dì tôi bị tràn dịch thôi chứ chưa xác định nguyên nhân.
  • Nguyên nhân gây tiêu chảy mạn tính có thể do kém hấp thu trong loạn khuẩn đường ruột do lạm dụng kháng sinh; tổn thương niêm mạc ruột do viêm mạn; thiếu enzym tiêu hóa; nghiện rượu; ung thư đường ruột; bệnh lý gây rối loạn chuyển hóa như trong đái tháo đường, xơ gan... Ăn uống có vai trò quan trọng trong điều trị tiêu chảy mạn.
  • Thần khúc là chế phẩm từ bột mì và các bột Thu*c khác, trộn đều, ép khuôn, cho lên men. Trong thần khúc có tinh dầu, các men rượu bia, protein, lipid và vitamin.
  • Theo y học cổ truyền, sắn thuyền có vị đắng chát, tính mát; có tác dụng thu sáp, kháng khuẩn, tiêu viêm, làm lành vết thương. Thường dùng để sát khuẩn, điều trị vết thương phần mềm, tiêu chảy, bạch đới,…
  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Bệnh tiêu chảy ở trẻ em bị gây ra bởi vi – rút và thường tự cải thiện trong vòng một tuần. Nếu tiêu chảy do vi - rút trẻ thường có triệu chứng sốt và khởi bệnh với việc nôn ói
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY