Tâm lý hôm nay

WHO công nhận “nghiện game” là chứng bệnh rối loạn tâm lý

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chính thức bổ sung “nghiện game” vào danh sách phân loại bệnh được công nhận chính thức (ICD). Bản danh sách sửa đổi lần thứ 11 (ICD-11) được thông qua vào cuối tuần qua, với sự nhất trí của 194 thành viên WHO.

Ảnh minh họa: CBS News


Theo WHO, “nghiện game” là một chứng bệnh rối loạn tâm lý đặc trưng bởi “hành vi chơi game liên tục và tái diễn” trực tuyến hoặc ngoại tuyến.

Các biểu hiện của bệnh nghiện game bao gồm: suy giảm khả năng kiểm soát khi chơi game (VD: tần suất, cường độ…), tăng dần mức độ ưu tiên cho trò chơi điện tử trong cuộc sống và chơi game liên tục hoặc tăng dần bất chấp hậu quả tiêu cực.

Các chuyên gia của WHO cho rằng nghiện game dẫn tới nguy cơ “suy giảm đáng kể” cuộc sống cá nhân, gia đình, xã hội, giáo dục và nghề nghiệp.

Chuyên gia tâm lý Shekhar Saxena (WHO) cho biết trường hợp tệ nhất mà bà từng chứng kiến trong quá trình nghiên cứu là bệnh nhân dành 20 giờ/ngày để chơi game; bỏ qua những nhu cầu hàng ngày khác như ăn, ngủ, đi làm, đi học v.v.

Ông Saxena nhấn mạnh rằng chỉ có một số ít người chơi phát triển chứng rối loạn liên quan đến trò chơi điện tử, nhưng nhận biết sớm các dấu hiệu sẽ giúp các bậc phụ huynh kịp thời ngăn chặn bệnh nghiện game ở con cái.

“Nghiện game là một hành vi nhất thời, không thường xuyên xảy ra”, ông Saxena nói. “Chỉ khi biểu hiện của bệnh tồn tại trong khoảng 1 năm hoặc lâu hơn thì mới có thể chẩn đoán là có nguy cơ mắc chứng rối loạn”.

Quyết định công nhận nghiện game là một chứng bệnh đã vấp phải phản ứng quyết liệt của nhóm Liên minh Trò chơi Điện tử (VGC), cho rằng game trên tất cả nền tảng đã “được hơn 2 tỷ người trên toàn cầu yêu thích”. Bên cạnh đó, “giá trị giáo dục, trị liệu và giải trí” của trò chơi điện tử hoàn toàn có cơ sở và được công nhận rộng rãi.

Ảnh minh họa: NYPost


Bản danh sách phân loại bệnh của WHO (ICD) đã được cập nhật liên tục trong vòng 10 năm qua; bao gồm 55.000 loại thương tích, bệnh tật và nguyên nhân dẫn tới Tu vong. ICD là cơ sở cho WHO và các chuyên gia khác đối chiếu và cập nhật các xu hướng về sức khỏe.

Ngoài ra, phiên bản sửa đổi lần thứ 11 (ICD-11) đánh dấu lần đầu tiên WHO số hóa hoàn toàn bản danh sách phân loại bệnh, giúp bác sĩ và các nhân viên y tế trên toàn cầu tiếp cận dễ dàng hơn.

Dự kiến, WHO sẽ tham vấn thêm ý kiến chuyên gia đến từ các quốc gia thành viên tại Hội nghị Y tế Thế giới diễn ra vào tháng 5/2019, trước khi chính thức công nhận “nghiện game” là một chứng bệnh rối loạn tâm lý vào 1/1/2020.

Theo Việt Anh - Viettimes

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/who-cong-nhan-nghien-game-la-chung-benh-roi-loan-tam-ly-n399954.html)

Tin cùng nội dung

  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Cai nghiện Thuốc lá là một quá trình đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, ý chí và quyết tâm của bản thân người nghiện cũng như sự ủng hộ của những người xung quanh. Mặc dù không dễ dàng, nhưng nhiều người đã thành công. Bên cạnh những biện pháp giúp khắc phục các triệu chứng khi cai nghiện Thuốc lá, hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện những dòng sản phẩm hỗ trợ giúp quá trình cai nghiện trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Trị liệu và tư vấn tâm lý là phương pháp chữa bệnh nhằm mục đích cải thiện sức khoẻ tâm thần cho những bênh nhân bị rối loạn tâm thần hay những người đang gặp vấn đề về tâm lý hoặc hành vi. Với bệnh nhân tâm thần đang được chữa trị bằng Thu*c, trị liệu tâm lý giúp hỗ trợ kết quả điều trị.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY