Tin y tế hôm nay

Tin y tế

WHO: Đậu mùa khỉ không thể trở thành đại dịch

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đợt bùng phát đậu mùa khỉ bên ngoài châu Phi sẽ không trở thành đại dịch.

Tuyên bố được bà rosamund lewis, trưởng nhóm kỹ thuật về bệnh đậu mùa khỉ của who, đưa ra ngày 30/5. "hiện tại, chúng tôi không lo ngại về một đại dịch toàn cầu", bà nói.

Theo các chuyên gia, đậu mùa khỉ có khả năng lây lan ít hơn nhiều so với covid-19. đậu mùa khỉ lây truyền khi tiếp xúc rất gần, phần lớn là chạm da hoặc sờ chạm lâu vào quần áo, chăn gối, ga của người bệnh. trong khi đó, ncov và các biến chủng rất dễ lây lan, đặc biệt trong phòng kín, qua tiếp xúc, nói chuyện.

Ngoài ra, bệnh này tương tự bệnh đậu mùa, có nghĩa là có thể phòng chống được bằng các biện pháp phòng chống đậu mùa.

Đậu mùa khỉ có hai chủng chính. Chủng Congo biểu hiện nặng, tỷ lệ T* vong là 10%. Chủng Tây Phi ít nghiêm trọng hơn, tỷ lệ T* vong là 1%. Trong đợt bùng hiện nay, virus lưu hành chủ yếu thuộc chủng Tây Phi.

Hiện giới chức các nước chưa ghi nhận ca T* vong nào. Hầu hết ca nhiễm xảy ra ở châu Âu, không phải các nước Trung và Tây Phi - là nơi virus lưu hành thường xuyên.

Who đang xem xét có nên coi đợt bùng phát là "tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng tiềm năng, được quốc tế quan tâm" (pheic) hay không. tổ chức đã ghi nhận hơn 300 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ trong tháng 5, tại ít nhất 12 nước bao gồm anh, mỹ, bồ đào nha, thụy điển, italy,... bệnh nhân không có tiền sử du lịch. vì vậy, các nhà khoa học đang xem xét nguyên nhân dẫn đến đợt bùng phát bất thường này.

Mô da của một con khỉ nhiễm đậu mùa khỉ vào năm 1968. ảnh: reuters

Hiện châu âu chỉ có một loại vaccine ngăn ngừa bệnh đậu mùa khỉ là jynneos. mỹ dùng hai loại vaccine đậu mùa, jynneos và acam200.

Jynneos sử dụng virus đã bất hoạt, không thể sao chép. Như vậy, virus đậu mùa trong vaccine không lây lan trong cơ thể. Vaccine được tiêm hai mũi, cách nhau 4 tuần.

Acam200 có chứa virus sống, chưa bất hoạt. Sau khi tiêm chủng để lại vết sẹo ở vị trí tiêm. Virus phát triển tại vết sẹo này, lan sang các bộ phận khác của cơ thể, thậm chí lây cho người khác. Những người vừa tiêm Acam200 phải tạm thời cách ly để phòng ngừa lây lan virus từ vaccine.

Thục Linh (Theo Reuters, NYtimes)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/who-dau-mua-khi-khong-the-tro-thanh-dai-dich-4470015.html)

Tin cùng nội dung

  • Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn đã nói như thế trong cuộc trao đổi hôm 17/8.
  • Uống một ly nước chanh không chỉ giúp bạn giải khát mà còn bổ sung nhiều dưỡng chất, qua đó ngừa được nhiều bệnh truyền nhiễm.
  • Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm tác động đến con người có nguồn gốc từ các loài hoang dã, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, SARS...
  • 70% số trẻ mắc bệnh tay chân miệng khởi phát tại gia đình, ý thức giữ gìn vệ sinh của không ít người dân hiện vẫn đang ở mức báo động.
  • Ngoài sốt phát ban, rubella đang diễn biến phức tạp thì thủy đậu, tay chân miệng cũng đang gia tăng và lây lan nhanh tại Quảng Nam, Đà Nẵng.
  • Đất nước Sudan, nơi phải chịu chiến tranh kéo dài tàn phá đang phải đối mặt với sự hoành hành của các bệnh truyền nhiễm.
  • Táo Quân cuối năm sắp đến, và một câu hỏi đang đặt ra cho tất cả chúng ta là: Táo Y tế sẽ nói gì trong một năm đầy biến động? Để cung cấp một cái nhìn khách quan, tôi xin góp vài dòng phân tích những nội dung nên và không nên châm biếm.
  • Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh báo cáo, mỗi năm có hơn 1,5 triệu người trên toàn cầu, Ch?t do các bệnh mà muỗi gây ra. Muỗi không chỉ gây khó chịu, mà còn là một trong số những sinh vật nguy hiểm nhất thế giới.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Một nhà khoa học Mỹ quả quyết, chứng trầm cảm nên được tái định nghĩa là một căn bệnh truyền nhiễm, thay vì một rối loạn cảm xúc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY