Ngoại Hô hấp hôm nay

Khoa Ngoại hô hấp giữ chức năng chẩn khám và điều trị các bệnh lý về hô hấp với các biện pháp can thiệp ngoại khoa, được thực hiện bởi các chuyên gia Lao Phổi và phẫu thuật lồng ngực. Các bệnh lý phổ biến của khoa Ngoại hô hấp như: lao phổi nặng, ung thư phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính,...

WHO: Virus mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp là SARS-CoV-2

Tổ chức Y tế Thế giới vừa thông báo chính thức về việc đặt tên dịch bệnh và virus Corona mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp.

WHO đã đặt tên dịch bệnh COVID-19 và virus Corona mới từ ngày 11/2. Theo đó, WHO công bố tên chính thức của bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona mới gây ra là bệnh virus Corona (COVID-19) và virus gây ra bệnh này là SARS-CoV-2.

Tại sao virus và bệnh có tên khác nhau?

Virus và bệnh mà chúng gây ra thường có tên khác nhau. Ví dụ như: HIV là virus gây ra bệnh AIDS; và chúng ta thường chỉ biết tên một bệnh, chẳng hạn như bệnh sởi mà không biết tên virus gây ra bệnh sởi là rubeola.

Thực tế, có một số quy trình và mục đích khác nhau để đặt tên cho virus và bệnh.

Virus được đặt tên dựa trên cấu trúc gen của chúng để tạo điều kiện cho việc phát triển các test chẩn đoán, sản xuất vaccine và Thu*c chữa trị. Ủy ban quốc tế về phân loại virus- International Committee on Taxonomy of Viruses (ICTV) chịu trách nhiệm đặt tên cho các loại virus.

Việc đặt tên bệnh nhằm hỗ trợ việc trao đổi thông tin về phòng bệnh, sự lây lan, phương thức lây truyền, mức độ nghiêm trọng và việc điều trị. Với trách nhiệm chuẩn bị và ứng phó với các căn bệnh của nhân loại, WHO sẽ đặt tên chính thức cho các căn bệnh trong Phân loại quốc tế bệnh tật (ICD).

Vào ngày 11 tháng 2 năm 2020, Ủy ban quốc tế về phân loại virus (ICTV) qthông báo: “Tên của loại vi rút mới (trước đây gọi là nCoV) là Virus Corona 2 gây ra Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS-CoV-2).

Tên này được chọn bởi đặc tính gen của virus này liên quan đến loại virus Corona gây dịch bệnh SARS vào năm 2003. Tuy nhiên, 2 loại virus này là khác nhau.

Tên của WHO sử dụng cho virus là gì?

Từ góc độ của truyền thông nguy cơ, sử dụng tên SARS cho virus mới có thể gây ra những hệ lụy không lường trước được, khi tạo ra nỗi sợ hãi không cần thiết cho một số bộ phận người dân, đặc biệt là ở châu Á, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch SARS năm 2003.

Vì lý do đó cũng như những vấn đề liên quan, WHO đề cập đến việc sử dụng tên gọi của virus này là “Virus gây bệnh COVID-19” hoặc “Virus COVID-19” khi truyền thông đến công chúng. Tuy nhiên, cả hai cách gọi này không có ý định để thay thế tên chính thức của virus là SARS-CoV-2 đã được thống nhất với ICTV.

Mạng Y Tế
Nguồn: VietTimes (https://viettimes.vn/who-virus-moi-gay-benh-viem-duong-ho-hap-cap-la-sarscov2-381286.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo WHO, bệnh tiêu chảy là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây Tu vong ở Việt Nam.
  • Tỷ lệ viêm loét dạ dày - tá tràng ngày càng tăng ở Việt Nam, thủ phạm chính gây ra căn bệnh này chính là do nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori.
  • Chỉ mới 5 ngày trong tháng 6/2013, cơ quan báo chí đưa tin có hai trẻ nhỏ Tu vong do sự bất cẩn của người lớn trong khi trông giữ trẻ. Cần báo động sự vô trách nhiệm của người lớn trong khi chăm sóc trẻ.
  • Viêm não là tình trạng viêm của nhu mô não. Nó thường được gây ra do nhiễm siêu vi (virus)
  • Viêm mạch là tình trạng viêm của các mạch máu. Viêm mạch gây ra các thay đổi trên thành mạch máu, bao gồm dày lên, suy yếu, chít hẹp và sẹo hóa.
  • Viêm phổi thường gây ra bởi vi khuẩn hoặc virus. Cũng có thể do nấm hoặc những hóa chất hít vào phổi.
  • Đo hô hấp ký là xét nghiệm giúp chẩn đoán các tình trạng bệnh lý của phổi, phổ biến nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngoài ra đo hô hấp ký được dùng để theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh lý về phổi, cũng như theo dõi đáp ứng hiệu quả điểu trị.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn cấp tính ở phổi, do nhiều nguyên nhân gây nên. Ở nước ta, viêm phổi chiếm khoảng 12% các bệnh về phổi.
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY