Khoa học hôm nay

Xét nghiệm diện rộng sớm để dập dịch

MangYTe - “Hai tuần vàng” để ngăn chặn dịch bệnh COVID-19 lây lan, Thủ tướng chỉ đạo tất cả các tỉnh, thành phố tập trung đầu tư máy móc, trang thiết bị phục vụ xét nghiệm, tiến hành xét nghiệm trên diện rộng.

Bộ xét nghiệm virus SARS-CoV-2 (do Học viện Quân y nghiên cứu) - Ảnh: N.KHÁNH

TP.HCM và Hà Nội đã bắt đầu thực hiện chủ trương của Chính phủ.

Rà soát dịch bệnh trên diện rộng

Tại TP.HCM, trong cuộc họp trực tuyến giữa Thành ủy, UBND TP.HCM với UBND các quận huyện chiều 26-3, giám đốc Sở Y tế Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết thời gian qua TP đã tiến hành xét nghiệm số lượng lớn.

TP.HCM hiện có sẵn 6.000 bộ xét nghiệm, cuối tháng 3 có thêm 4.000 bộ nữa. Đến ngày 15-5, TP.HCM sẽ trang bị tổng cộng 70.000 bộ xét nghiệm COVID-19.

Bên cạnh đó, Sở Y tế cũng đã phối hợp Bộ Y tế triển khai thêm 10.000 bộ xét nghiệm, liên hệ với các tổng lãnh sự Hàn Quốc và Trung Quốc đặt khoảng 50.000 bộ xét nghiệm đạt chuẩn châu Âu trong thời gian tới. Đến tháng 5, TP tiếp tục trang bị 100.000 bộ xét nghiệm nhanh để rà soát dịch bệnh trên diện rộng.

Tại Hà Nội, việc xét nghiệm mở rộng và sớm tại các địa điểm có nhiều người nhiễm và nghi nhiễm như trường hợp của Bệnh viện Bạch Mai (xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 cho tất cả nhân viên bệnh viện gần 4.000 người và khoảng 1.000 bệnh nhân đang điều trị) là biện pháp đang được một số địa phương áp dụng (bên cạnh việc sàng lọc, xét nghiệm sớm người có dấu hiệu lâm sàng và yếu tố dịch tễ có liên quan). 

Hàn Quốc cũng thực hiện phương pháp này và qua đó phát hiện được nhiều người bệnh và ngăn chặn nguồn lây.

Biện pháp tốt để phát hiện sớm bệnh

Năng lực xét nghiệm là vấn đề đáng suy nghĩ, liệu các cơ sở xét nghiệm của Việt Nam có đủ năng lực xét nghiệm nếu số mẫu tăng nhiều, chưa kể vấn đề chi phí? Trong khi Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương hiện đã xét nghiệm hết công suất được

600 - 1.000 mẫu/ngày. Tuy nhiên qua việc triển khai sàng lọc tại Bạch Mai ngày 26-3 cho thấy nếu tổ chức tốt, cộng với có thiết bị xét nghiệm nhanh mà nhà tài trợ hiện vật đã công bố sẽ trao tặng sớm, việc xét nghiệm mở rộng trong cộng đồng ở nhóm người có yếu tố dịch tễ và lâm sàng có liên quan cũng là một biện pháp tốt để phát hiện sớm người bệnh.

Về tổ chức xét nghiệm phát hiện các trường hợp nghi ngờ, hiện Việt Nam chưa sử dụng phương pháp xét nghiệm nhanh mà đang sử dụng bộ sinh phẩm xét nghiệm (test kit) do Học viện Quân y sản xuất, đã được các cơ quan quản lý, khoa học trong nước và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận.

TP.HCM: đến từng nhà xét nghiệm COVID-19 với người nhập cảnh

TTO - Chiều 27-3, Sở Y tế TP.HCM có công văn hỏa tốc yêu cầu rà soát và thực hiện xét nghiệm tìm bệnh nhân COVID-19 đối với tất cả người nhập cảnh từ ngày 8-3.

L.ANH - TH.LÊ - T.LONG

Mạng Y Tế
Nguồn: Tuổi trẻ (https://tuoitre.vn/xet-nghiem-dien-rong-som-de-dap-dich-20200328080819461.htm)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY