Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Xét nghiệm kháng thể virus SARS-CoV-2 không đủ tin cậy trong phỏng đoán miễn dịch cá nhân

Xét nghiệm tìm kháng thể với virus SARS-CoV-2, “thủ phạm” gây ra dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, có thể hữu ích trong việc đánh giá miễn dịch cộng đồng, nhưng lại đặt ra nhiều rủi ro trong việc phỏng đoán miễn dịch ở mỗi cá nhân.

Đây là kết luận từ một nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ nhiều trường đại học uy tín ở Mỹ, đăng trên tạp chí Science Immunology ngày 19/5.

Các chuyên gia thuộc các trường đại học y bang utah, trường y tế công bloomberg thuộc đại học john hopkins, trường y tế công harvard, đại học california, đại học san francisco và đại học bang pennsylvania cho rằng việc xét nghiệm huyết thanh chứa đựng tiềm năng “khổng lồ” trong việc hỗ trợ các nỗ lực phòng chống covid-19. tuy nhiên, các đặc tính hiệu quả cần thiết của phương pháp này sẽ phụ thuộc lớn vào việc áp dụng các xét nghiệm ở mức độ cá nhân và cộng đồng.

Trên lý thuyết, xét nghiệm kháng thể có thể cho biết một người đã từng bị phơi nhiễm một loại virus nhất định hay chưa. tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng tới nay vẫn có rất ít bằng chứng cho thấy vai trò của các kết quả xét nghiệm kháng thể sars-cov-2 đối với miễn dịch và khả năng bảo vệ một cá nhân khỏi bị lây nhiễm virus. do đó, các xét nghiệm huyết tương hiện nay là không đủ và thậm chí “gây hại” nếu được sử dụng làm cơ sở để cấp “hộ chiếu miễn dịch” cho cá nhân.

Ngược lại, nếu được sử dụng như công cụ để tìm hiểu các xu hướng dịch tễ trên toàn dân, những xét nghiệm này có thể giúp nhà chức trách ước lượng nguy cơ của những làn sóng dịch bệnh trong tương lai, tính toán tác động của các biện pháp can thiệp và xác nhận tình trạng ngừng lây nhiễm sau khi dịch bệnh lắng xuống, miễn là độ chính xác và đặc hiệu của các xét nghiệm được xác định rõ ràng trong quá trình diễn giải số liệu.

Cũng theo các nhà khoa học, các xét nghiệm kháng thể, dù có độ nhạy và độ đặc hiệu hạn chế, vẫn có thể cung cấp những thông tin có giá trị để giải quyết các vấn đề y tế công cộng, chẳng hạn trong việc tính toán thời điểm nới lỏng các biện pháp hạn chế như yêu cầu người dân ở nhà và đóng cửa trường học. ngoài ra, việc lấy mẫu kháng thể ở cấp độ dân số sẽ cho phép sàng lọc nhiều chỉ dấu sinh học liên quan đến các vấn đề y tế công cộng, do đó lợi ích của phương pháp này không chỉ bó hẹp trong cuộc chiến chống covid-19.

Hồng Hạnh (TTXVN)

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo tin tức (https://baotintuc.vn/the-gioi/xet-nghiem-khang-the-virus-sarscov2-khong-du-tin-cay-trong-phong-doan-mien-dich-ca-nhan-20200520174414805.htm)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY