Ngoại Hô hấp hôm nay

Khoa Ngoại hô hấp giữ chức năng chẩn khám và điều trị các bệnh lý về hô hấp với các biện pháp can thiệp ngoại khoa, được thực hiện bởi các chuyên gia Lao Phổi và phẫu thuật lồng ngực. Các bệnh lý phổ biến của khoa Ngoại hô hấp như: lao phổi nặng, ung thư phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính,...

Xịt sạch mỗi ngày, đẩy lùi hiểm hoạ từ bụi bẩn, vi khuẩn cho đường hô hấp

Theo thống kê của WHO, trên thế giới trung bình cứ 10 người thì 9 người đã sống trong điều kiện chất lượng không khí thấp dưới mức an toàn, chứa hàm lượng chất gây hại cho sức khoẻ cao. Riêng ở nước ta, đặc biệt là thời điểm cuối năm 2019, các thành phố lớn như TP. HCM và Hà Nội được xếp loại vào những nơi ô nhiễm không khí cao nhất trên thế giới, với chỉ số ô nhiễm cao gấp chục lần cho phép.

Vậy nên, dù bạn làm việc ở đâu và độ tuổi nào thì chúng ta đều đang bị ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ vì hít thở không khí ô nhiễm mỗi ngày. Trước tình trạng này, các chuyên gia đã đưa ra lời khuyên “1 ngày, 2 lần sáng và tối, 3 nhát mỗi bên mũi” để bảo vệ . Đó là gì?

Tiếp xúc nhiều với khói bụi ngoài đường, tất cả chúng ta đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ

Những người thường xuyên phải đi ngoài đường là đối tượng bị ảnh hưởng đến sức khoẻ nhiều nhất vì tiếp xúc trực tiếp, liên tục và trong thời gian dài với không khí ô nhiễm, phần lớn do khí thải từ các phương tiện giao thông, đặc biệt là các xe cơ giới không đủ chất lượng, tiêu chuẩn để lưu thông.

Theo WHO, trên thế giới có 3,8 triệu người Tu vong mỗi năm liên quan đến ô nhiễm không khí ngoài trời (ảnh minh họa)

Theo thống kê của Sở Giao thông vận tải, hiện cả nước đang có hơn 58 triệu xe máy đang lưu thông, đặc biệt tại TP. HCM có khoảng 7,15 triệu xe (chiếm 95% tổng số phương tiện tại TP.HCM) và tại Hà Nội có khoảng 5,7 triệu xe (chiếm 86% tổng số phương tiện tại Hà Nội), lượng xe máy này thải ra tới 94% khí HC (hydrocacbon), 87% khí CO (cacbon monoxit), 57% khí NOx (oxit nitơ) và 33% bụi mịn PM 10 trong tổng lượng khí thải của các loại xe cơ giới. Đây cũng là những chất gây ô nhiễm không khí hàng đầu được WHO liệt kê.

Với những người hay phải di chuyển, đi lại ngoài đường, tiếp xúc với khói bụi, các chất gây ô nhiễm không khí, cơ thể thường mắc các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, hắt xì, đau mắt, rát họng…

Với những người thường xuyên làm việc ở ngoài trời, tiếp xúc không khí ô nhiễm trong một thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng, tổn thương nghiêm trọng đến đường hô hấp. Vì hít phải , khí độc khiến niêm mạc phế quản, phổi dày lên, thành phế nang trở nên xơ cứng, kém đàn hồi, lượng oxi hít vào thiếu và không đưa hết CO2 ra ngoài gây mệt mỏi, đau rát họng, ho khó thở kéo dài, dẫn tới nguy cơ mắc viêm phổi và gây nhiều biến chứng nặng nề như suy hô hấp, ung thư phổi, các bệnh về tim mạch...

Vậy, đóng cửa chỉ ở trong nhà thì sẽ an toàn?

Theo báo cáo của WHO, ước tính số ca Tu vong do liên quan đến ô nhiễm không khí trong nhà (4,2 triệu người) cao hơn ngoài trời (3,8 triệu người). Thực tế, không khí ô nhiễm trong nhà rất khó để nhận biết, phát hiện nên mọi người thường bỏ qua và “vô tư” hít thở hàng ngày.

Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ ước tính, tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà có thể cao gấp 8 lần ô nhiễm không khí ngoài trời, trong khi có tới 80% hoạt động con người diễn ra trong nhà. Kết quả điều tra của Trung tâm khoa học môi trường và phát triển bền vững tại 10 chung cư ở Hà Nội cũng chỉ ra, hơn 70% số người được khảo sát phàn nàn về ô nhiễm không khí tại nơi họ ở, nguyên nhân có thể xuất phát từ khói chất đốt sinh khối, từ bên ngoài "len" qua cửa, máy lạnh đi vào bên trong hay đồ nội thất bám bụi, bị ẩm mốc...

Bên cạnh các hoá chất gây ô nhiễm, một số chất đặc biệt nguy hiểm còn ẩn sâu bên trong các vật dụng toả ra mùi hương như nước xịt phòng, mùi sơn, khói Thu*c lá… có rất nhiều chất trong đó nằm trong danh sách các chất gây ung thư của WHO: benzene, trichlorethylene, trichloroethylene và fomandehit.

Không vệ sinh máy lạnh thường xuyên, mối nguy gây hại sức khoẻ tai mũi họng, (Ảnh minh họa)

Tương tự, môi trường văn phòng làm việc nếu không được vệ sinh thường xuyên sẽ là nơi tích tụ nhiều tác nhân gây hại sức khoẻ. Không khí ô nhiễm từ bên ngoài lọt vào môi trường văn phòng khép kín nên bị tù túng, luân phiên xoay vòng, lưu thông khắp văn phòng. Ngoài ra, trong môi trường máy lạnh độ ẩm không khí thấp gây kích ứng, dễ bị các bệnh tai mũi họng, đường hô hấp. Khi một người bị thì rất dễ lây lan và gây bệnh cho nhau. Đặc biệt là máy lạnh nếu không được vệ sinh, làm sạch thường xuyên hoặc không có bộ lọc thích hợp sẽ là ổ , nấm mốc gây bệnh.

Cùng với khói bụi, thời tiết giao mùa, chuyển lạnh hay nóng cũng là nguyên nhân chính khiến các bệnh dễ bùng phát. Khi thời tiết thay đổi, sự biến động nhiệt độ diễn ra nhanh cơ thể chưa kịp thích nghi, các virus, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào mũi họng - vốn là cửa ngõ của và gây bệnh.

Giải pháp tránh bệnh đơn giản, hiệu quả cho cả nhà từ chuyên gia: 1-2-3 xịt sạch

Một trong những yếu tố đầu tiên để bảo vệ sức khoẻ tai mũi họng, là đảm bảo môi trường xung quanh sạch sẽ: vệ sinh, lau chùi đồ đạc thường xuyên; hạn chế đến những khu vực khói bụi như công trường xây dựng, đường sá... đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài...

Mỗi người đều có thể hít phải khói bụi, vi khuẩn nhưng hoàn toàn chủ động loại bỏ được chúng bằng cách vệ sinh mũi. Mũi là cơ quan lọc đầu tiên của cơ thể trước khi không khí vào phổi; xoang mũi là các hốc rãnh nên rất dễ bị ứ đọng bụi bẩn, chất nhầy, tạo cơ hội cho vi khuẩn gây bênh sinh sôi và phát triển.

Các chuyên gia Tai Mũi Họng khuyến cáo, người dân nên hình thành và duy trì thói quen vệ sinh mũi hàng ngày với công thức “1 ngày, 2 lần sáng và tối, 3 nhát mỗi bên mũi” để giảm thiểu tác hại từ bụi bẩn, không khí ô nhiễm. Dùng nước biển sâu Xisat vệ sinh mũi hàng ngày là biện pháp đơn giản mà cực kỳ hiệu quả, làm giảm nguy cơ mắc bệnh lý về tai mũi họng, đường hô hấp, phòng ngừa các biến chứng của viêm xoang, viêm mũi ở cả người lớn và trẻ em.

Theo đó, hai thời điểm “vàng” trong ngày để mọi người vệ sinh mũi hiệu quả: buổi sáng sau khi vệ sinh răng miệng, và buổi tối trước khi đi ngủ để mũi thông thoáng, dễ thở và tống khứ bụi bẩn, bám trong mũi sau một ngày dài. Và nhớ xịt 3 nhát mỗi bên mũi để đưa lượng nước biển sâu đủ để làm sạch từng ngóc ngách trong khoang mũi; giúp cải thiện chức năng bảo vệ của niêm mạc mũi.

Chủ động vệ sinh mũi hàng ngày, duy trì thói quen tốt cho xoang mũi khoẻ mạnh

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/xit-sach-moi-ngay-day-lui-hiem-hoa-tu-bui-ban-vi-khuan-cho-duong-ho-hap--n166378.html)

Tin cùng nội dung

  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Bộ phận nhạy cảm này đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn thể chất khỏe mạnh, đời sống T*nh d*c như ý của các chị em.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
  • Chất độc hại bao gồm các hóa chất, sản phẩm gia dụng, Thu*c trừ sâu và các loại mỹ phẩm. Bảo vệ con bạn và đưa trẻ tránh xa các chất độc hại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY