Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

“Xông sinh” Thuốc, có gây độc? Y học cổ truyền

“Xông sinh” là một kỹ thuật cần thiết để bảo quản một số vị Thuốc trong y học cổ truyền.
“Xông sinh” là một kỹ thuật cần thiết để bảo quản một số vị Thuốc trong y học cổ truyền">y học cổ truyền. Từ bao đời nay, Đông y đã sử dụng phương pháp này để loại trừ sự xâm hại của vi khuẩn, nấm mốc để giữ chất lượng và bảo quản vị Thuốc được lâu.

Thuốc “xông sinh” liệu có gây độc? Vấn đề này cần được nhìn nhận khách quan trên cơ sở khoa học để xóa đi những “ngờ vực, u mơ” đã gieo “tiếng ác” cho Đông y.

Sinh chỉ “diêm sinh” là lưu huỳnh (S), vị Thuốc lưu hoàng trong Đông y, bào chế bằng phương pháp kết sa tử (thăng hoa) để được tinh khiết. Theo Trung y, Thuốc có vị chua, tính ấm, có độc, quy kinh thận và đại tràng. Tác dụng làm ấm ruột, thông đại tiện, đặc biệt chữa táo bón ở người già, sức yếu, Thuốc còn làm ấm thận, tráng dương, bổ mệnh môn hỏa, dùng khi chức năng thận dương kém gây ra lưng gối đau mỏi, chân, tay lạnh, phụ nữ bạch đới, nam giới di tinh, liệt dương. Dùng ngoài phối hợp với một vài vị Thuốc khác để sát khuẩn, chống ngứa, chữa hắc lào, lở loét. Liều dùng uống có thể từ 2-4g, dưới dạng bột hoặc hoàn, dùng ngoài lượng vừa đủ. Tuy nhiên, trong điều kiện ngày nay, với sự phong phú của dược liệu, nhiều thảo dược khác có thể thay thế nên lưu hoàng ít dùng để uống.

Lưu hoàng còn có tác dụng tốt trong bảo quản dược liệu. Một số vị Thuốc phải qua “xông sinh”mới bảo quản được. Đây cũng là phương pháp phổ biến trong chế biến, bảo quản Đông dược. Các tài liệu bảo quản Đông dược của nhiều quốc gia như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam đều ghi: Bảo quản Thuốc bằng cách “xông sinh” định kỳ để chống mối mọt, nấm mốc.

“Xông sinh” là dùng lưu hoàng đốt lấy khói (khí) để xông Thuốc. Là một chất dễ cháy, chỉ cần châm lửa vào dúm bột lưu hoàng, sinh sẽ cháy từ từ và tạo ra khói xông lên, khói sinh len lỏi đi qua khối dược liệu và phát huy tác dụng.

Trong Đông y, không phải dược liệu nào cũng phải xông sinh, chỉ một số ít vị Thuốc khó bảo quản như cúc hoa, ngưu tất, hoài sơn... người ta mới áp dụng phương pháp này. Thực tế số lượng lưu huỳnh sử dụng không nhiều, thường chỉ khoảng 1,5% so với dược liệu, thời gian xông sinh là 24 giờ. Trong quy trình bào chế Đông dược, một nguyên tắc là sau khi xông sinh dược liệu phải tiếp tục được phơi hoặc sấy cho khô kiệt ở nhiệt độ 50-800C. Hơn nữa khi sử dụng, Thuốc còn được sắc lên để uống, vì vậy dư lượng SO2 còn lại trong Thuốc là hoàn toàn không có. Mặt khác, lượng S tự do tồn tại trong dược liệu với tỷ lệ vô cùng thấp. Theo kết quả nghiên cứu về “Phương pháp xông sinh thích hợp cho dược liệu chất lượng tốt và an toàn cho người sử dụng” của Đại học Dược Hà Nội năm 2013, tỷ lệ lưu hoàng tồn dư chỉ chiếm 0,25% trong thành phẩm ngưu tất bào chế. Nếu dùng 100g dược liệu thì lượng lưu hoàng chỉ có 0,25g, nhỏ hơn 100 lần so với liều điều trị.

Cho nên dùng Thuốc qua xông sinh không bị nhiễm độc như một số người nghi ngại.

Cần chú ý, để đảm bảo an toàn trong bào chế Thuốc, xông sinh phải thực hiện ở khu vực riêng, không gian thoáng đãng, có lò xông với quy trình kỹ thuật chặt chẽ, xa nơi dân cư, người trực tiếp làm công việc này phải có phương tiện bảo hộ lao động, phòng độc...

Sử dụng một số vị Thuốc thường được xông sinh như cúc hoa, hoài sơn, ngưu tất cần lưu ý kiểm soát chất lượng Thuốc bằng cảm quan như Thuốc phải khô kiệt, có mùi thơm dược liệu, màu sắc đồng nhất, tỷ lệ vụn nát cho phép theo quy định.

Trong cơ chế mở cửa hiện nay, mặc dù đã có nhiều nỗ lực của các cơ quan chức năng, nhưng thực trạng thị trường dược liệu đang còn những bất cập trong vấn đề chất lượng. Vì thế, để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân, các thầy Thuốc Đông y và người bệnh nên sử dụng nguồn Thuốc của những cơ sở hợp pháp, có hiểu biết và kinh nghiệm trong sản xuất, chế biến, cung ứng, bảo quản dược liệu.

TTƯT.DSCKI.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-xong-sinh-thuoc-co-gay-doc-y-hoc-co-truyen-15035.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY