Sức khỏe hôm nay

Xử lý chín mé ở trẻ sơ sinh

Chín mé là tình trạng nhiễm trùng tạo mủ hoặc áp xe ở đầu múp các ngón tay, ngón chân. Nguyên nhân thường gặp là tụ cầu khuẩn vàng (S.aureus), Herpes.
Con tôi được 1 tháng tuổi, mấy ngày gần đây khóe ngón tay giữa của cháu sưng lên và có mủ. Đến khám tại bệnh viện huyện, bác sĩ chẩn đoán bị chín mé">chín mé và chỉ định rửa tại chỗ bằng nước muối S*nh l* và dùng kháng sinh trong 5 ngày khiến tôi rất băn khoăn vì cháu con quá nhỏ. Xin bác sĩ tư vấn giúp.

(Thái Nguyên)

chín mé">chín mé là tình trạng nhiễm trùng tạo mủ hoặc áp xe ở đầu múp các ngón tay, ngón chân. Nguyên nhân thường gặp là tụ cầu khuẩn vàng (S.aureus), Herpes. Đây là một bệnh ngoài da thường gặp, nếu không biết cách chữa trị, giữ vệ sinh thì bệnh sẽ diễn biến dai dẳng, dễ tái phát. Có thể gây những biến chứng như viêm xương, viêm bao hoạt dịch, viêm khớp hoặc nhiễm khuẩn huyết, trẻ sốt cao, có thể phải thở máy và gây ra Tu vong. Trường hợp con chị, tổn thương đã sưng lên và có mủ thì cần phải sử dụng kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Để phòng bệnh, các bà mẹ khi tắm, vệ sinh hàng ngày cho trẻ cần lưu ý để kịp thời phát hiện tổn thương trên da và đi khám tại cơ sở y tế. Sau khi tắm, rửa cần lau khô chân, tay trước khi đi bao chân, bao tay và trong ngày nên để thoáng khi thời tiết nắng nóng. Để ý bấm móng tay cho trẻ khi móng tay dài và cắt bằng dụng cụ riêng được sát trùng sạch sẽ, không bấm móng quá sát với vùng da.

Khi trẻ bị chín mé">chín mé, trước khi bôi Thu*c ở vết tổn thương, phải rửa tay thật sạch với xà phòng. Khi tổn thương trên da có hiện tượng bội nhiễm, tấy đỏ, nổi mủ, trẻ có sốt… cần đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi, điều trị vì có thể đó là những dấu hiệu viêm da bội nhiễm.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-xu-ly-chin-me-o-tre-so-sinh-17239.html)

Tin cùng nội dung

  • Bốn tuần lễ đầu sau sinh là thời gian cần thiết để trẻ thực hiện những biến đổi S*nh l* thích nghi với cuộc sống bên ngoài tử cung.
  • Rốn trẻ sơ sinh thường rụng sau sinh 5-15 ngày (trung bình là 7 ngày). Các trường hợp rốn lâu rụng thường do dùng thường xuyên các chất sát trùng, do mắc một số bệnh ở rốn hoặc do nhiễm khuẩn.
  • Da là một cơ quan đặc biệt của con người. Nó bao phủ hầu hết bề mặt của cơ thể. Ở người cao tuổi (NCT), ngoài việc sức đề kháng bị suy giảm thì sợi tạo keo và sợi liên kết của da cũng bị xơ hóa, chức năng tuyến bã và tuyến mồ hôi cũng bị suy giảm đáng kể, do đó, da của NCT trở nên nhăn nheo, giảm tính đàn hồi, khô hơn, càng dễ mắc bệnh.
  • Vào mùa hanh khô, độ ẩm không khí thấp, gió nhiều nên các vi khuẩn gây bệnh sinh sôi và phát tán rất nhanh. Chính vì vậy mà số lượng người mắc bệnh khô da cao hơn các mùa khác.
  • Đối với trẻ không nghe được, nếu không can thiệp kịp thời sẽ không nói được (điếc câm), trong khi thực chất bộ phận phát âm hoàn toàn bình thường.
  • Cháu bé Đinh Văn Rể ở tỉnh Quảng Ngãi đã 5 tuổi nhưng chỉ nặng 3 kg và cao 50 cm, yếu ớt chẳng khác trẻ mới sinh ra.
  • Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ tại ĐH Y khoa Stanford mới được công bố cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa khả năng sinh sản ở đàn ông với sức khỏe tổng thể.
  • Thận ứ nước là một tình trạng bệnh lý bẩm sinh gây ra do sự hẹp hay tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.