Vì thế, rất cần các lực lượng chức năng kiểm tra, kiểm soát và xử lý.
Mới đây nhất vào chiều ngày 4/11, Đội QLTT số 11 thuộc Cục QLTT tỉnh Nghệ An phối hợp với Đội cảnh sát kinh tế Công An TP Vinh đã bất ngờ kiểm tra 1 ô tô tải mang biển kiểm soát 29H-010.19 do ông Nguyễn Công Nam ở xóm 4, Trung Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An điều khiển, phát hiện trong thùng xe có hơn 650kg thịt sường lợn không xuất xứ, nguồn gốc đang đưa đi tiêu thụ. Dù đã được cấp đông nhưng toàn bộ số hàng này đều đã bốc mùi hôi thối.
Hơn 650 kg thịt sườn lợn bị lực lượng QLTT Nghệ An phát hiện khi đang trên đường đi tiêu thụ
Ngày 1/10 tại TP. Vinh, Đội QLTT số 2 kiểm tra phát hiện xe tải mang biển kiểm soát 37S – 3560 đang vận chuyển 1.500 kg đường trắng do nước ngoài sản xuất. Tất cả số lượng hàng hóa trên không có hóa đơn, chứng từ để chứng minh tính hợp pháp của lô hàng và hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Đội QLTT số 2 đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 29,5 triệu đồng với hành vi kinh doanh thực phẩm nhập lậu và không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Theo Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, Đội Quản lý Thị trường số 5 (Cục Quản lý thị trường Hà Nội) phối hợp với Phòng 6 (Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường và Đội 3 - Phòng 8 (Cục Cảnh sát Giao thông - Bộ Công An) tiến hành kiểm tra xe vận tải mang biển kiểm soát số: 51D-493.62 do ông Nguyễn Viết Dũng (sinh năm 1993, có hộ khẩu thường trú tại thôn Đông Thiện, xã Dương Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình) điều khiển; đồng thời, phát hiện trên xe có chứa khoảng 10 tấn thực phẩm bẩn.
Lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra xe đã phát hiện khoảng 10 tấn nội tạng động vật bao gồm: tràng trứng, nầm lợn, kê gà, cánh gà, lườn ngỗng hun khói, râu bạch tuộc... đựng trong các thùng xốp và bao tải dứa màu xanh. phần lớn các loại hàng hóa đều có nhãn mác, bao bì nước ngoài; trong đó, mặt hàng nầm lợn đã có dấu hiệu không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bốc mùi ôi thiu, hôi thối.
Trước đó, ngày 11/8, Bộ đội Biên phòng Đồn biên phòng Trà Cổ (Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Ninh) cho biết vào tối 10/8, đơn vị vừa bắt giữ số lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc nhập lậu qua biên giới với 16 bao tải dứa bên trong chứa 1.440 kg thịt vịt và dạ con lợn đông lạnh.
Đối tượng vận chuyển hàng lậu khai nhận tại đồn Biên phòng Trà Cổ. Ảnh: TTXVN phát
Qua điều tra xác minh ban đầu, các đối tượng khai nhận vận chuyển thuê số hàng hóa trên cho một người tên A Hải từ cảng Trúc Sơn, Trung Quốc sang khu vực giàn hàu phía bên Việt Nam với tiền công là 1.000 nhân dân tệ.
Gần 10 tấn bánh kẹo nhãn mác nước ngoài không rõ nguồn gốc xuất xứ vừa bị Phòng Cảnh sát môi trường Công an Tp Hà Nội bắt giữ tại huyện Đan Phượng (Hà Nội) ngày 17/9.
Gần 10 tấn bánh kẹo không rõ nguồn gốc xuất xứ bị lực lượng chức năng thu giữ.
Đội 4 Phòng Cảnh sát môi trường CATP Hà Nội phối hợp với Đội QLTT số 20, Đội Cảnh sát Kinh tế - Ma tuý huyện Đan Phượng đã kiểm tra một cơ sở kinh doanh tại Đội 6 xã Thọ An, huyện Đan Phượng, TP. Hà Nội, phát hiện, thu giữ trên 1.000 thùng, khoảng trên 10.000 sản phẩm (bánh kẹo trẻ em, thạch các loại...) với khối lượng ước tính khoảng 10 tấn hàng hoá. Chủ hàng là L.H.S (sinh năm 1987) không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ và hoá đơn chứng từ của lô hàng trên. Làm việc với lực lượng chức năng, L.H.S khai nhận đã thu mua số hàng hóa trên từ các tỉnh biên giới phía bắc của những người không quen biết sau đó phân phối ra thị trường Hà Nội và một số tỉnh lân cận.
Lợi ích cá nhân, sự hấp dẫn từ nhuận cao, nhanh chóng làm giàu người ta bất chấp tội lỗi, bán rẻ lương tâm, bằng mọi giá kiếm lời, miễn sao cái hầu bao của họ mỗi ngày một chặt và phình to nhanh chóng theo thời gian, họ đang bị đồng tiền làm mờ đôi mắt và mù lòa nhân phẩm. Và hiện tại họ đang mang cái tội rất nặng đó là tội đầu độc đồng bào, đồng loại mình “Người Việt đang giết lẫn nhau”.
Sự thiếu hiểu biết của người tiêu dùng về thực phẩm sạch và thực phẩm bẩn cũng là một trong những nguyên nhân để cho những thực phẩm không đảm bảo an toàn tòn tại. người tiêu dùng không phân biệt được đâu là thực phẩm an toàn và không an toàn. sự tiện lợi của thực phẩm đã được chế biến sẵn đang được các gia đình hiện nay lựa chọn, cũng là một trong những nguyên nhân để các đối tượng vận chuyển, sản xuất thực phẩm bẩn, không an toàn đi tiêu thụ.
Giá cả cũng là một trong những nguyên nhân làm cho người tiêu dùng phải đắn đo, những thực phẩm sạch được bán trong các siêu thị thường có giá cao hơn nhiều, so với thực phẩm được bày bán tại các chợ truyền thống. Do đó, người tiêu dùng đôi khi cũng đánh cuộc với sức khỏe của chính bản thân mình, mua những thực phẩm không đảm bảo an toàn về tiêu dùng.
Một vấn đề quan trọng khác đó là lực lượng quản lý nhà nước, về vệ sinh an toàn thực phẩm còn yếu và thiếu. việc kiểm tra của các cơ quan chức năng còn chồng chéo, chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm còn chưa đủ sức răn đe. khiến cho nạn buôn bán, vận chuyển, chế biến thực phẩm bẩn này vãn còn ngang nhiên tồn tại.
Không có năm nào các lực lượng chức năng lại không tổ chức tuyên truyền, giáo dục cho các đơn vị kinh doanh, sản xuất thực phẩm các quy định của nhà nước, về vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, việc phổ biến, tuyên truyền này dường như không đem lại hiệu quả cao, vì lợi nhuận đã làm cho các đối tượng này bất chấp pháp luật.
Do đó, cần phải có chế tài mạnh mẽ để xử lý các trường hợp vận chuyển thực phẩm bẩn, thực phẩm không an toàn đi tiêu thụ.
Hiện tại, vấn đề xử lý vi phạm đối với lĩnh vực vệ sinh an toàn và thực phẩm được áp dụng theo các quy định tại các văn bản sau: luật an toàn thực phẩm 2010; nghị định 115/2018/nđ-cp ngày 04/9/2018 của chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm (sau đây gọi là “nghị định 115/2018/nđ-cp”); bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 (sau đây gọi là “bộ luật hình sự”) và bộ luật dân sự 2015 (đối với vấn đề về bồi thường thiệt hại).
Việc sử dụng hoá chất để ngâm tẩy thực phẩm là hành vi vi phạm an toàn thực phẩm, bị nghiêm cấm theo quy định tại khoản 3 điều 5 luật an toàn thực phẩm 2010: “sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất bị cấm sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm”.
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, hành vi này có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.
Thứ nhất, về xử phạt vi phạm hành chính, căn cứ theo khoản 1 điều 3 nghị định 115/2018/nđ-cp, mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng đối với cá nhân, 200.000.000 đồng đối với tổ chức (trừ các trường hợp quy định tại khoản 5 điều 4; khoản 6 điều 5; khoản 5 điều 6; khoản 7 điều 11; các khoản 1 và 9 điều 22; khoản 6 điều 26 nghị định 115/2018/nđ-cp).
Thứ hai, về trách nhiệm hình sự. hành vi sử dụng hóa chất trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm có thể cấu thành tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm theo điều 317 bộ luật hình sự. người vi phạm có thể bị phạt tiền đến 500.000.000 đồng hoặc bị phạt tù lên tới 20 năm tuỳ theo tính chất, mức độ hành vi vi phạm.
Thứ ba, về bồi thường thiệt hại. Theo quy định tại Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 thì “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”. Đồng thời, Điều 608 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định: “Cá nhân, pháp nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng hàng hóa, dịch vụ mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường”.
Năm 2021 là một năm rất khó khăn, việc bảo đảm sức khỏe cho nhân dân luôn được quan tâm hơn bao giờ hết, nhất là trong điều kiện dịch bệnh covid-19 đang có những diễn biến phức tạp như hiện nay, thì việc bảo đảm an toàn sức khỏe cho nhân dân để chiến thắng được dịch bệnh là điều rất quan trọng. vì thế các lực lượng chức năng cần phải triệt để xử lý nghiêm các đối tượng vận chuyển thực phẩm bẩn, tiêu thụ và chế biến, sản xuất thực phẩm bẩn cho người tiêu dùng.