Sơ cấp cứu hôm nay

Xử trí khi bị lạnh cóng

Mùa đông nhiệt độ xuống thấp, những người làm việc ngoài trời rất dễ bị lạnh cóng nhất là ở khu vực nông thôn, miền núi. Xử trí đúng cách sẽ giảm thiểu được những thương tổn do lạnh cóng.
Cách nhận biết

Lạnh cóng vào mùa đông là tình trạng giá lạnh của một bộ phận cơ thể (thường là phần da), khi tiếp xúc với nhiệt độ quá thấp. Đó là biểu hiện của tình trạng hoại tử tế bào, tạo thành những đám da phù nề màu đỏ sẫm, hay gặp ở các ngón chân và tay, và có thể thấy ở mũi hay tai.

Nguyên nhân do lạnh, làm cho các mạch máu ngoại vi dưới da bị co lại, khiến máu lưu thông chậm, gây thiếu ôxy ở vùng cần nuôi dưỡng. Khi được làm ấm đột ngột, mạch máu sẽ bị vỡ, kết quả là dễ dẫn tới viêm, sưng nề, ngứa và đau. Bệnh không phải do dị ứng hay di truyền mà do thân nhiệt chịu lạnh kém.

Bệnh hay gặp ở phụ nữ, những người lao động chân tay như làm ruộng, người làm nghề chài lưới, chèo đò, vận động viên đua thuyền... Ngoài ra, bệnh cũng hay gặp ở những người có tuần hoàn máu kém, những người mà hay bị lạnh ngón tay, ngón chân ngay trong nhiệt độ không lạnh.

Xử trí đúng

Khi phát hiện bị lạnh cóng cần cách ly với giá lạnh, làm nóng vùng da này một cách dần dần. Có thể sưởi ấm các vùng như tai, mặt, mũi, các ngón tay, ngón chân bằng hơi thở ấm của mình hoặc áp phần chân tay có quần áo ấm vào nơi da bị lộ ra ngoài. Tránh để phần cơ thể bị cóng nhiễm lạnh thêm.

Nếu có thể, chườm ấm, ủ ẩm vùng da bị tổn thương hoặc có thể ngâm vùng da lạnh cóng vào nước ấm trong 10 - 15 phút. Cũng có thể sưởi ấm bàn tay lạnh cóng vào nách. Sau đó, đắp chăn, ủ ấm cho nạn nhân, để nạn nhân nằm nghỉ trong nhà hoặc nơi kín gió.

Tuyệt đối không hơ lửa sưởi ấm lại ngay vùng bị lạnh cóng. Không chà xát hoặc xoa bóp phần cơ thể bị lạnh cóng để tránh gây tổn thương cho các mô. Nếu có thể, tránh đi lại khi chân bị tê cóng. Vì lúc đó, tại nơi tổn thương nạn nhân mất cảm giác nếu hơ lửa khiến rộp da, vỡ mạch máu…

Khi nào cần đến bác sĩ?

Khi bị lạnh cóng da tái nhợt, cứng và lạnh sau khi sơ cứu cần đến cơ sở y tế nhất để được tư vấn và điều trị.

Đối với trường hợp bị lạnh cóng nhẹ nhưng do xử trí không đúng khiến da bị tổn thương, phồng rộp hoặc khi lạnh cóng có kèm theo các biểu hiện bất thường như: sưng, tấy đỏ hoặc đụng nhẹ thấy đau; nóng hoặc tấy đỏ lan rộng từ vùng bị tê cóng; chảy mủ; sốt không rõ nguyên nhân… thì cần đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Theo BS Nguyễn Đức - Sức khỏe và Đời sống

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-xu-tri-khi-bi-lanh-cong-2590.html)

Tin cùng nội dung

  • Các bậc phụ huynh rất lo lắng sau khi tiêm phòng lao cho bé thường bị sốt, sưng đỏ, loét ở chỗ tiêm, sưng hạch… và rất lúng túng không biết xử trí như thế nào?
  • Cà độc dược là một vị Thu*c Đông y, chữa được nhiều bệnh lý, tuy vậy khi sử dụng, cần chú ý tuân thủ các hướng dẫn của thầy Thu*c.
  • Cần đi găng tay khi xử trí, trách tiếp xúc trực tiếp với máu của nạn nhân.
  • Phần lớn các trường hợp nạn nhân đều bị rách da, thịt, tổn thương phần mềm. Vậy xử trí như thế nào để bảo đảm yêu cầu?
  • Đối với bệnh nhân có biểu hiện sốc bỏng cần truyền dịch bồi phụ nước và điện giải.
  • Khi nuốt thức ăn, sự phối hợp các chức năng ở họng của người cao tuổi hay bị mất nhịp nhàng, làm cho thức ăn dễ rơi nhầm.
  • (Mangyte) - Nếu không được cấp cứu kịp thời, nạn nhân say nắng hoặc say nóng có thể rơi vào mê sảng, co giật, hôn mê và rất dễ Tu vong
  • (Mangyte) - Trẻ con thường hiếu động nên rất dễ chấn thương mắt. Chấn thương này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nên cần đặc biệt chú ý.
  • Dân gian có những phương pháp trị liệu có thể xử trí ban đầu khi bị côn trùng cắn bằng những dược liệu tự kiếm tại chỗ khi chưa kịp chuyển nạn nhân tới các cơ sở y tế.
  • Phòng tránh chấn thương mắt là một trong những điều cơ bản nhất để giữ gìn một thị giác khỏe mạnh cho cuộc sống của bạn. Đặc biệt trong dịp lễ Tết, tỷ lệ chấn thương mắt xảy ra thường cao do các T*i n*n khi lau dọn nhà cửa, vườn tược, nấu nướng và T*i n*n giao thông. Do đó chúng ta nên biết cách phòng tránh và xử trí đúng đắn khi có T*i n*n xảy ra.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY