Chẩn đoán và điều trị bệnh đường tiêu hóa hôm nay

Xuất huyết dạ dày tá tràng: biến chứng của bệnh loét tiêu hóa

Hematocrit có thể hạ thấp do hậu quả chảy máu hoặc sự truyền bù thể tích nội mạch vào tĩnh mạch. Cân bằng nitơ urê huyết có thể lên cao do hậu quả hấp thu nitơ máu từ ruột non và tăng urê huyết trước thận.

Các yếu tố thiết yếu trong chẩn đoán

Nôn ra chất mầu bã cà phê, nôn máu, đại tiện máu đen hoặc đại tiện máu tươi.

Nội soi phần trên cấp cứu để chẩn đoán và điều trị

Các nhận định chung

Xấp xỉ 50% toàn bộ các đợt xuất huyết đường dạ dày - ruột trên là do các ổ loét tiêu hóa. Xuất huyết quan trọng về mặt lâm sàng xẩy ra ở 10 - 20% các bệnh nhân có ổ loét. Khoảng 80% các bệnh nhân ngừng chảy máu tự phát và thường hồi phục không có biến cố. Tỉ lệ ch*t chung do xuất huyết ổ loét là 6 - 10%, nhưng tỷ lệ này cao hơn ở người già hoặc ở những bệnh nhân có các vấn đề nội khoa.

Các triệu chứng và dấu hiệu

Gần 20% các bệnh nhân không có các triệu chứng tiền sử về đau; điều này đặc biệt xẩy ra cho các bệnh nhân được uống các Thu*c chống viêm không steroid. Các dấu hiệu cho biết là đại tiện máu đen và nôn máu. Xuất huyết ồ ạt đường dạ dày - ruột trên hoặc chuyển nhanh qua dạ dày - ruột có thể dẫn đến đại tiện máu tươi chứ không phải là máu đen; điều này có thể được giải thích nhầm là mang ý nghĩa về nguồn xuất huyết ở đường dạ dày - ruột dưới. Rửa dạ dày qua mũi thấy có "bã cà phê" hoặc máu đỏ tươi xác nhận nguồn ở đường dạ dày - ruột trên. Chất rửa dạ dày qua mũi không có máu không loại trừ được xuất huyết đang xẩy ra từ một ổ loét tá tràng.

Phát hiện lâm sàng

Hematocrit có thể hạ thấp do hậu quả chảy máu hoặc sự truyền bù thể tích nội mạch vào tĩnh mạch. Cân bằng nitơ urê huyết có thể lên cao do hậu quả hấp thu nitơ máu từ ruột non và tăng urê huyết trước thận.

Điều trị

Lượng giá và xử trí ban đầu đối với xuất huyết đường dạ dày - ruột trên được thảo luận ở phần khác trong chương này. Các vấn đề cụ thể thuộc về xuất huyết ổ loét được mô tả dưới đây:

Liệu pháp nội khoa

Xuất huyết ngừng tự phát trong vài giờ sau khi vào viện ở 80% các trường hợp. Các Thu*c đối kháng thụ thể H2 được truyền liên tục với liều đủ để duy trì pH trong dạ dày lớn hơn 4,0. Vasopressin và octreotid tĩnh mạch không được dùng cho xuất huyết ổ loét.

Nội soi

Nội soi là thủ thuật chẩn đoán tốt nhất trong hầu hết mọi trường hợp xuẩt huyết đường dạ dày - ruột trên vì tính chính xác chẩn đoán cao, khả năng can thiệp điều trị của nó vào các tổn thương có nguy cơ cao. Đối với các bệnh nhân bị xuất huyết nặng, thường thực hiện nội soi trong khoảng 6 - 8 giờ sau khi vào viện khi các nỗ lực hồi sinh đã được bắt đầu và sự ổn định huyết động phục hồi. Nội soi cũng được thực hiện khẩn cấp cho các bệnh nhân xuất huyết hoạt động tiếp tục.

Vẻ ngoài của đáy ổ loét báo trước khả năng xuất huyết lại. Các ổ loét có đáy sạch hoặc xuất hiện như là một chỗ phẳng màu đỏ hoặc đen có dưới 5% nguy cơ xuất huyết nghiêm trọng. Các bệnh nhân này có thể được di chuyển nhanh ra khỏi đơn vị chăm sóc tăng cường, tiếp tục một chế độ ăn bình thường và bắt đầu các Thu*c uống. Ngược lại, các ổ loét với một cục máu đông dính có 33% khả năng và các ổ loét với một mạch máu nhìn thấy được có 50% khả năng chảy máu lại. Các ổ loét xuất huyết hoạt tính có xác suất cao tiếp tục chảy máu.

Liệu pháp nội soi với nhiều lần tiêm cầm máu và các kỹ thuật đông máu ngày nay được coi như liệu pháp tiêu chuẩn cho các bệnh nhân với bằng chứng lâm sàng về một đợt xuất huyết lớn có một mạch máu nhìn thấy hoặc xuất huyết ổ loét hoạt tính ở nội soi. Thực hiện tiêm epinephrin (1:10.000) ethanol hoặc nước muối đẳng trương vào mạch máu ổ loét hoặc xung quanh mạch máu này. Làm đông máu cũng có thể đạt được bằng que thông đốt tiếp xúc như là que thông hai cực hoặc có đầu nhiệt. Bằng cách sử dụng các phương thức tiêm hoặc đốt, việc cầm máu đạt kết quả ở 90% các tổn thương chảy máu hoạt tính. Chảy máu lại rõ rệt xẩy ra trong 10 - 20% các trường hợp. Liệu pháp nội soi làm giảm số những lần truyền máu cần thiết và nhu cầu phẫu thuật. Dưới 10% các bệnh nhân được điều trị bằng liệu pháp cầm máu sẽ cần phẫu thuật.

Phẫu thuật

Tất cả các bệnh nhân với xuất huyết do loét nặng đến mức cần thiết cho vào đơn vị chăm sóc tăng cường hoặc truyền máu phải được một phẫu thuật viên đánh giá. Các tiêu chuẩn phẫu thuật cấp cứu được bàn ở phần xuất huyết đường dạ dạy - ruột trên cấp tính. Tỷ lệ ch*t chung do mổ cấp cứu xuất huyết ổ loét là dưới 6%. Tuy nhiên tiên lượng xấu hơn nhiều cho các bệnh nhân trên tuổi 60, các bệnh nhân có bệnh nội khoa cơ sở nặng, các bệnh nhân suy thận mạn tính và các bệnh nhân được truyền máu nhiều lần.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/chandoantieuhoa/xuat-huyet-da-day-ta-trang-bien-chung-cua-benh-loet-tieu-hoa/)

Tin cùng nội dung

  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hay vô căn là một rối loạn đông cầm máu có thể dẫn đến dễ bầm tím hoặc chảy máu (xuất huyết).
  • Nội soi dạ dày (gastroscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong ống tiêu hóa trên của bạn (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng).
  • Bài viết bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách sơ cứu và lời khuyên đối với bệnh viêm dạ dày ruột.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY