Nếu bạn đang vội hoặc không có nhiều thời gian nấu nướng, những món ăn thừa của bữa tối hôm trước có thể trở thành cứu tinh. Tuy nhiên, bạn nên cẩn trọng trước khi ăn những thực phẩm đã để qua đêm.
Trứng: Trứng luôn luôn chứa khuẩn Salmonella gây bệnh về đường ruột. Một số phương pháp chế biến trứng đòi hỏi sử dụng nhiệt độ vừa phải trong thời gian ngắn, điều này khiến vi khuẩn vẫn có thể tồn tại trong trứng. Khi bạn để trứng đã nấu ở nhiệt độ phòng trong thời gian dài, các vi khuẩn này sẽ nhân lên đến mức độ nguy hiểm.
Củ dền: Một nghiên cứu năm 2012 đăng trên tạp chí Sports Medicine đã cho thấy các nitric oxide có trong củ dền có tác dụng điều hòa huyết áp. Tuy nhiên, các thực phẩm giàu nitrate khi được nấu chín, sau đó không để nguội đúng cách rồi lại làm nóng lại sẽ khiến nitrat chuyển hóa thành nitrite, sau đó thành nitrosamine - một dạng chất gây ung thư.
Khoai tây: Dù bạn có nấu chín khoai tây với nhiệt độ cao và trong thời gian dài hơn so với khi nấu trứng, khoai tây vẫn có thể gây ngộ độc nếu bạn ăn khoai để ở nhiệt độ phòng trong thời gian dài vì việc này có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn gây ngộ độc phát triển. Nếu bạn muốn để khoai tây qua đêm, hãy bọc khoai tây trong giấy bạc hoặc giấy bọc thực phẩm để chặn nguồn oxy mà vi khuẩn cần để sinh sôi.
Rau chân vịt: Giống như củ dền, rau chân vịt cũng là một thực phẩm giàu nitrate mà bạn nên ăn ngay sau khi nấu chín. Để ngăn các nitrate trong rau chân vịt chuyển hóa thành chất gây ung thư, bạn nên ăn rau sống hoặc ăn ngay sau khi áp chảo.
Sữa mẹ: Sữa mẹ là một trong những thực phẩm tốt nhất cho trẻ sơ sinh, nhưng các chuyên gia khuyến cáo không nên đun nóng sữa mẹ. Trẻ sơ sinh khi bú sữa bằng bình đã làm bẩn bình với nước bọt của mình, khi đó sữa có thể trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển.
Cơm: Vào những năm 1970, một số vụ ngộ độc thực phẩm quy mô lớn có liên quan đến việc ăn cơm thừa đã khiến các nhà khoa học nhận ra rằng cơm để lâu ở nhiệt độ phòng có thể tạo điều kiện cho một loại vi sinh vật có tên là Bacillus cereus sinh sôi. Nếu bạn muốn để cơm qua đêm, bạn hãy đậy kín cơm và bỏ vào tủ lạnh.
Thịt gà: Giống như trứng, thịt gà tươi sống thường chứa khuẩn Salmonella. Khi để thịt gà ở nhiệt độ phòng trong thời gian dài, vi khuẩn này sẽ sinh sôi nhanh chóng, gây viêm đường ruột khi ăn vào. Để đảm bảo tiêu diệt hết khuẩn Salmonella, bạn hãy nấu chín thịt gà ở nhiệt độ ít nhất 165 độ C, chú ý lật thịt để thịt chín đều và không nấu lại nhiều lần.
Dầu ép lạnh: Dầu hạt lanh, dầu ô-liu, dầu hạt cải và các loại dầu hạt có hàm lượng omega-3 và chất béo không hòa tan cao khác đều rất nhạy cảm với nhiệt độ. Làm nóng lại nhiều lần các món ăn chứa các loại dầu này khiến chúng dễ trở nên ôi thiu và có thể gây ngộ độc.
Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Một nguyên nhân khác để tránh làm nóng lại nhiều lần các món nhiều dầu mỡ là vì việc này có thể khiến dầu sản sinh ra các khí độc hại cho sức khỏe con người, đặc biệt là khi làm nóng lại thức ăn bằng lò vi sóng.
Hải sản: Cá tươi đem lại rất nhiều lợi ích sức khỏe, và hầu hết chúng ta không ăn đủ lượng cá cần thiết. Tuy nhiên, hải sản lại là loại thức ăn chứa nguy cơ gây ngộ độc cao nhất. Các vi khuẩn gây bệnh tiềm ẩn trong các món cá có thể sinh sôi rất nhanh ở nhiệt độ phòng. Để đảm bảo an toàn, bạn nên tránh để hải sản ngoài tủ lạnh trong vòng quá 2h đồng hồ.
Theo Ngọc Diệp/VOV
Link bài gốc Lấy link
https://vov.vn/suc-khoe/11-loai-thuc-pham-tuyet-doi-khong-nen-de-qua-dem-889333.vov
Theo Ngọc Diệp/VOV