Tin y tế hôm nay

Tin y tế

160 y bác sĩ bệnh viện Bạch Mai xét nghiệm âm tính lần hai

160 người tiếp xúc gần bệnh nhân 86, 87 tại Bệnh viện Bạch Mai xét nghiệm hai lần âm tính, theo Ban Chỉ đạo Phòng chống Covid-19 Hà Nội.

Những nhân viên y tế này được cách ly từ ngày 18/3 tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới và Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai, hiện sức khỏe tốt.

Tính tới tối 27/3, có 7 trường hợp dương tính với nCoV liên quan tới Bệnh viện Bạch Mai đã được phát hiện, gồm bệnh nhân 86, 87, 107, 133, 161, 162, 163.

Trong đó bệnh nhân 86 là điều dưỡng của Phòng khám ngoại trú HIV thuộc Trung tâm Bệnh nhiệt đới. Bà bị tức ngực, không ho, không sốt, điều trị tại Viện Tim mạch từ ngày 11-19/3. Còn "bệnh nhân 87" là điều dưỡng làm việc tiếp đón tại khu cách ly Trung tâm Bệnh nhiệt đới thuộc Bệnh viện Bạch Mai, gặp "bệnh nhân 86" ngày 19/3. "Bệnh nhân 133" điều trị tại Khoa Thần kinh, được chuyển tuyến từ bệnh viện tỉnh Lai Châu.

Sau khi phát hiện bệnh nhân 133, thêm 322 người gồm nhân viên y tế, bệnh nhân và người nhà đang điều trị tại Khoa Thần kinh của bệnh viện được lấy mẫu xét nghiệm, toàn Khoa Thần kinh bị cách ly. Hiện các nhân viên y tế trong số này có kết quả âm tính lần một. Ba bệnh nhân nặng tại khoa, khi vào viện đã hôn mê, tiên lượng có thể Tu vong, cũng có kết quả xét nghiệm âm tính với nCoV.

Bệnh viện cũng phát hiện thêm 3 trường hợp dương tính với nCoV là các ca bệnh 161, 162 và 163. Trong đó bệnh nhân 161 cũng điều trị ở Khoa Thần kinh, còn bệnh nhân 162 và 163 chăm sóc cho bệnh nhân 161.

Trước tình hình đó, thêm 5.000 người có mặt trong bệnh viện bao gồm nhân viên y tế, người lao động và bệnh nhân đang điều trị tại viện được lấy mẫu xét nghiệm, dự kiến 2 ngày nữa sẽ có kết quả.

Tại cuộc họp ban chỉ đạo chống dịch Hà Nội chiều 27/3, ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội cho biết đã xuất hiện vùng nguy cơ cao tại cộng đồng liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai. Vì vậy, trung tâm phối hợp rà soát, yêu cầu xấp xỉ gần 1.500 người ra viện từ ngày 10-25/3 và khoảng 14.000 người khám ngoại trú trong 10 ngày vừa qua tự cách ly tại nhà để phòng dịch, nếu có dấu hiệu ho sốt phải báo ngay cho cơ quan y tế.

Ông Cảm đề xuất Bệnh viện Bạch Mai hạn chế hoặc dừng tiếp nhận bệnh nhân trong thời gian tới và không di chuyển các bệnh nhân đang điều trị tại viện, chỉ cho ra viện khi xét nghiệm âm tính. Các bệnh nhân phải báo cho cơ quan y tế địa phương để theo dõi cách ly 14 ngày kể từ khi xuất viện.

Chi Lê

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/160-y-bac-si-benh-vien-bach-mai-xet-nghiem-am-tinh-lan-hai-4075876.html#box_comment)

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY