Tin y tế hôm nay

Tin y tế

22 phòng xét nghiệm được khẳng định kết quả xét nghiệm Covid-19

Dân trí Ngoài các phòng xét nghiệm tuyến trung ương, có thêm trung tâm kiểm soát bệnh tật của 6 tỉnh, thành được khẳng định kết quả xét nghiệm Covid-19. Thêm 7 ca nhiễm mới, Việt Nam vượt ngưỡng 100 ca mắc Covid-19 Nhập viện cấp cứu vì uống 15 viên Thu*c sốt rét dự phòng mắc Covid-19

Bộ Y tế vừa ban hành hướng dẫn tạm thời việc xét nghiệm Covid-19, kèm theo danh sách 22 phòng xét nghiệm được Bộ Y tế cho phép xét nghiệm khẳng định ca bệnh.

Theo đó, để khẳng định kết quả xét nghiệm Covid-19, ngoài các phòng xét nghiệm ở tuyến Trung ương còn có các trung tâm Kiểm soát bệnh tật của 6 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Yên Bái, Lào Cai, Quảng Ninh và Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ.

Bộ Y tế yêu cầu các phòng xét nghiệm trên phải tuân thủ quy trình, phương pháp xét nghiệm theo hướng dẫn của nhà sản xuất sinh phẩm chẩn đoán, khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới/Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ đảm bảo chất lượng xét nghiệm và an toàn sinh học.

Các kỹ thuật xét nghiệm mà 22 phòng xét nghiệm này có thể thực hiện gồm: xét nghiệm sinh học phân tử (Realtime RT-PCR) để phát hiện ARN của virus corona trong bệnh phẩm đường hô hấp; xét nghiệm nhanh đối với bệnh phẩm đường hô hấp, máu; xét nghiệm miễn dịch học (ELISA…) đối với bệnh phẩm đường hô hấp, máu.

Trường hợp kết quả xét nghiệm dương tính, cơ sở thông báo kết quả cho Ban Chỉ đạo địa phương và báo cáo Ban chỉ đạo Quốc gia. Trường hợp kết quả xét nghiệm âm tính, cơ sở xét nghiệm thông báo kết quả xét nghiệm cho đơn vị gửi mẫu.

Danh sách này sẽ được cập nhật khi có cơ sở xét nghiệm mới được cập nhật trên trang điện tử của Bộ Y tế.

Bên cạnh việc ngăn chặn dịch bệnh từ bên ngoài xâm nhập, nguy cơ lây nhiễm rất lớn từ hàng trăm nghìn người đã nhập cảnh vào Việt Nam (từ ngày 1/3 đến nay), trong đó rất nhiều người đến từ vùng có dịch. Ở trong nước các cơ sở cũng phải khẩn trương tiến hành tầm soát, sàng lọc, phát hiện sớm các trường hợp nghi nhiễm để xét nghiệm phát hiện ca bệnh, cách ly, điều trị.

Ttính đến tối 22/3, Việt Nam ghi nhận 113 ca mắc Covid-19, trong đó 17 trường hợp điều trị khỏi. Hiện có 10 ca bệnh đã âm tính 1- 2 lần xét nghiệm. Trong đó, ca bệnh số 17 - là ca mắc Covid-19 đầu tiên tại Hà Nội cũng đã có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính, tình trạng sức khỏe ổn định. Hiện có 4 ca diễn biến nặng, trong đó hai trường hợp nguy kịch vẫn đang được theo dõi, điều trị tích cực tại bệnh viện.

Danh sách 22 phòng xét nghiệm được khẳng định mắc Covid-19 theo quyết định mới nhất của Bộ Y tế gồm:

1. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương;

2. Viện Pasteur TP.HCM;

3. Viện Pasteur Nha Trang;

4. Viện Vệ sinh dịch Tễ Tây Nguyên;

5. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội;

6. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng;

7. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Cần Thơ;

8. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Yên Bái;

9. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Lào Cai;

10. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh;

11. Bệnh Viện Bệnh nhiệt đới Trung ương;

12. Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM;

13. Bệnh viện Chợ Rẫy;

14. Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên;

15. Bệnh viện Trung ương Huế;

16. Bệnh viện Nhi Trung ương;

17.  viện Đa khoa Phú Thọ;

18. Bệnh viện Bạch Mai;

19. Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM;

20. Viện Y học dự phòng quân đội;

21.Trung tâm nhiệt đới Việt Nga;

22. Bệnh viện Trung ương quân đội 108.

Nam Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Dân trí (https://dantri.com.vn/suc-khoe/22-phong-xet-nghiem-duoc-khang-dinh-ket-qua-xet-nghiem-covid-19-20200322210937899.htm)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY