Nội tiết , Tiểu đường hôm nay

3 tư thế yoga rất có lợi cho người bị bệnh tiểu đường

Bên cạnh việc khuyến cáo cần có chế độ ăn giảm thiểu tinh bột và đường, các bác sĩ vẫn khuyên những người bị bệnh tiểu đường nên thường xuyên tập yoga.
Bệnh tiểu đường ngày càng trở thành bệnh phổ biến đe dọa chất lượng cuộc sống của nhiều người. Bên cạnh việc khuyến cáo cần có chế độ ăn giảm thiểu tinh bột và đường, các bác sĩ vẫn khuyên những người bị bệnh tiểu đường nên thường xuyên thể dục, kể cả tập yoga cũng có tác dụng tốt.
Yoga không chỉ được biết đến là hình thức vận động giúp lưu thông tuần hoàn trong cơ thể, cân bằng tâm trạng, ổn định cơ thể, giảm cân... mà nó còn được đánh là có hiệu quả trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2. Một số tư thế yoga có tác dụng kích thích tuyến tụy sản xuất đủ insulin để kiểm soát mức độ đường trong cơ thể. 
Yogesh Charan, một huấn luyện viên yoga người Ấn Độ cho biết: "Một số tư thế phục yoga giúp hồi các tế bào tuyến tụy và cũng kích thích chúng tiết ra insulin. Điều này rất có lợi cho những người bị bệnh tiểu đường. Hãy kết hợp thực hiện các kỹ thuật sau đây hàng ngày để giữ cho bệnh tiểu đường ở mức ổn định tốt nhất nhé:
1. Tư thế Kapalbhati
Kapalbhati là bài tập thở mạnh và sự vận động dạ dày trong tư thế Kapalbhati (một kỹ thuật Pranayama) sẽ kích thích tuyến tụy hoạt động tốt.

Phương pháp: 
- Ngồi ở chỗ thoải mái nhất, bắt chéo hai chân và thẳng lưng. Hai tay thả lỏng trên đầu gối hoặc bàn tay bắt ấn. Tư thế này cần giữ ổn định cột sống, lưng và đầu của bạn.
- Thư giãn các cơ dạ dày của bạn và đẩy mạnh không khí thông qua mũi một cách thoải mái. Điều này sẽ khiến các cơ bụng co bóp mạnh và nên ép bụng vào bên trong về phía cột sống. Sau đó hít vào mà không cần bất kỳ bổ sung nỗ lực nào. 
- Ngay sau khi hít vào một cách thụ động, thở ra một lần nữa một cách mạnh mẽ và tiếp tục lặp lại đều đặn. Làm 10 lần mỗi lần lặp lại 20-25 nhịp.Tất cả hoạt động hít vào thở ra đều được thực hiện qua mũi.
Tư thế này giúp thúc đẩy hoạt động của dạ dày và do đó giúp kích thích tuyến tụy hoạt động hiệu quả.

Phương pháp: 
- Ngồi thẳng, hai chân gập về phía sau sao cho hai gót chân chạm hai hông. Sau đó, bạn đặt hai lòng bàn tay lên hai đầu gối, giữ cột sống và cổ thẳng.
- Hít vào rồi chầm chậm thở ra. Trong lúc thở ra thì ép bụng vào và uốn cong về phía trước. Khi hít vào thì kéo cơ thể trở lại vào vị trí thẳng thẳng. 
- Lặp lại điều này thường 10-15 lần nếu bạn là một người mới bắt đầu.
3. Tư thế Sarvangasana
Sarvangasana là một trong tư thế yoga cải thiện sự lưu thông máu khắp cơ thể. Tư thế này giúp ngăn ngừa sự xuất hiện của việc giãn tĩnh mạch ở chân, tăng sức khỏe cho phổi. Nó cũng giúp chuyển hóa đường trong máu thông qua các bài tập đốt cháy calo. Charan cho biết: "Thay vì chỉ đi bộ mỗi buổi sáng, hãy tập yoga với các tư thế đốt cháy calo, trong đó có sarvangasana".

Phương pháp: 
- Nằm thẳng xuống bàn tay ở hai bên. Thở ra và nâng cao chân một góc 30 độ và sau đó ở 60 độ. Hít vào sâu trong khi từ từ nâng chân của bạn. Nâng hông và chân của bạn thẳng đứng cho đến ngón chân trỏ đến trần nhà. 
- Giữ tư thế này sao cho bạn cảm thấy thoải mái trong khi hít thở chậm và sâu thông qua bụng. 
- Để trở lại tư thế ban đầu, uốn cong đầu gối của bạn và đặt lòng bàn tay của bạn trên sàn nhà. Dần dần hạ đường cong cột sống, đưa cơ thể xuống thảm. Khi toàn bộ lưng chạm sàn, đầu gối thẳng, hít một hơi thở sâu và từ từ hạ chân xuống đất trong khi thở ra.
Theo Tr.Thu - Trí thức trẻ
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/3-tu-the-yoga-rat-co-loi-cho-nguoi-bi-benh-tieu-duong-n169219.html)

Tin cùng nội dung

  • Xin chào Mangyte, Hiện tôi đang bị phình giáp đa hạt thùy trái, Mangyte có thể giúp tôi địa chỉ phòng khám của một số bác sĩ chuyên khoa Nội Tiết giỏi được không ạ? Tôi chân thành cảm ơn.
  • Vợ tôi có bầu 6 tháng, BS sản khoa chẩn đoán bị sạn thận. Cô ấy đau dữ dội nhưng vì có em bé nên rất khó điều trị. Nhờ Mangyte giúp giới thiệu BV chuyên khoa và phòng khám chuyên khoa tại TPHCM. Chân thành cảm ơn. (Minh Hiếu - Q.Phú Nhuận, TPHCM)
  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY