Tai mũi họng hôm nay

Chuyên khoa Tai Mũi Họng chuyên khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, các dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến như phẫu thuật, vá nhĩ qua kính hiển vi hoặc nội soi, mổ lấy rò, phẫu thuật Bondy, khí dung họng mũi, chích cuốn mũi, đốt cuốn mũi,... Với các bệnh lý thường gặp ở khoa Tai Mũi Họng như: viêm đau họng, ù tai, viêm mũi không do dị ứng, ung thư cổ họng, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm V.A, viêm xương cấp, polyp dây thanh, ung thư thanh quản,...

4 cách trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi tưởng khó nhưng lại dễ

Cách trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi tưởng chừng như khó thực hiện nhưng lại đơn giản không ngờ. Bạn có thể chữa bệnh bằng tỏi và mật ong hoặc làm theo cách sau

cách trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi không khó thực hiện. ngoài việc ăn tỏi sống, bạn có thể dùng tỏi theo những cách dưới đây để kiểm soát tốt căn bệnh này tại nhà.

Tìm hiểu công dụng của tỏi trong điều trị viêm mũi dị ứng

Tỏi là loại gia vị được sử dụng phổ biến trong nấu ăn nhờ có khả năng tạo ra hương vị thơm ngon, hấp dẫn và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. nhiều người tin rằng có thể chữa bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang bằng tỏi vì những lý do sau:

    Thứ nhất: Trong tỏi chứa nhiều allicin, một chất được sản sinh sau khi cắt hoặc giã nát tỏi tươi. Allicin hoạt động tương tự như một loại Thu*c kháng sinh. Nó giúp kháng khuẩn, kháng virut và chống nhiễm trùng cho cơ thể.
  • Thứ 2: Tỏi giàu scordinin vitamin C, vitamin B6 và mangan nhưng lại ít calo. Các chất này có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể có sức chống đỡ tốt hơn với các tác nhân gây bệnh.
  • Thứ 3: Tỏi chứa chất chống oxy hóa giúp bảo vệ các tế bào ở niêm mạc mũi khỏi sự tổn thương do viêm mũi dị ứng, viêm xoang gây ra.

4 cách trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi

Dưới đây là một số cách điều trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi bạn có thể tham khảo:

1. Chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi và mật ong

Mật ong cũng có đặc tính kháng viêm, chống khuẩn tự nhiên nên được sử dụng kết hợp chung với tỏi để đạt được hiệu quả nhanh hơn. Cách này được thực hiện như sau:

    Chuẩn bị: 1 củ tỏi, mật ong
  • Cách thực hiện: Tỏi lột hết vỏ rồi đem rửa sạch, giã nát. Sau đó bạn chắt nước cốt tỏi và mật ong pha chung với nhau theo tỷ lệ 1:2, tức cứ 1 thìa nước tỏi thì lấy 2 thì mật ong. Dùng bông gòn thấm hỗn hợp này nhét vào lỗ mũi 3 lần mỗi ngày.

2. Chữa viêm mũi dị ứng bằng cách ăn tỏi

Ăn tỏi là giải pháp đơn giản để đẩy lùi các triệu chứng viêm mũi dị ứng từ bên trong. nếu không thấy khó chịu với mùi tỏi, bạn có thể nhai 2-3 tép tỏi sống mỗi ngày.

Ngoài ra, có thể dùng tỏi pha nước chấm, ướp hay xào nấu món ăn. Điều này vừa giúp kích thích vị giác, vừa có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh.

*Lưu ý:

Ăn tỏi dù tốt nhưng nếu sử dụng quá nhiều hoặc không đúng cách lại gây hại cho sức khỏe. Mỗi ngày chúng ta chỉ nên ăn tối đa khoảng 10g tỏi. Tránh ăn tỏi chung với một số thực phẩm như thịt gà, trứng hay thịt chó… sẽ gây ra những phản ứng bất lợi cho cơ thể.

Bạn không nên ăn tỏi chữa viêm mũi dị ứng nếu đang gặp các vấn đề sau:

    Thị lực suy giảm hoặc đang gặp vấn đề về mắt
  • Bị bệnh tả
  • Nóng trong người, khó tiêu, ợ nóng
  • Bạn đang đói bụng
  • Suy giảm chức năng gan
  • Bạn chuẩn bị làm phẫu thuật
  • Đang sử dụng Thu*c chữa HIV hoặc các Thu*c chống đông máu

3. Cách trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi và dầu vừng

Ngoài mật ong thì tỏi có thể được kết hợp với dầu vừng để trị viêm mũi dị ứng quanh năm hoặc theo mùa. tốt nhất bạn nên dùng dầu vừng nguyên chất để đảm bảo an toàn.

    Chuẩn bị: Tỏi, dầu vừng
  • Cách thực hiện: Sau khi giã tỏi, bạn lấy nước cốt trộn chung với tỏi theo tỷ lệ bằng nhau. Trộn hỗn hợp cho đều rồi lấy bông gòn thấm và nhét vào mũi. Áp dụng cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi và dầu vừng đều đặn 2-3 lần mỗi ngày để nhanh thoát khỏi các biểu hiện khó chịu do bệnh gây ra.

4. Chữa viêm mũi dị ứng bằng rượu tỏi

Thêm một cách điều trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi từ bên trong cho bạn lựa chọn đó chính là uống tỏi ngâm rượu. rượu tỏi được ngâm trong khoảng 10 ngày rồi sử dụng đều đặn hàng ngày để hỗ trợ điều trị và hạn chế tần suất tái phát bệnh.

    Chuẩn bị: 300g tỏi, 1 lít rượu trắng nấu bằng phương pháp lên men truyền thống
  • Cách thực hiện: Tỏi sau khi bóc vỏ bạn có thể thái lát mỏng hoặc giã nát. Tiếp theo cho tỏi vào trong hũ thủy tinh và đổ rượu trắng vào ngâm. Đây nắp kín lại và để bình rượu chỗ thoáng mát. Thông thường sau khoảng 10 ngày rượu tỏi sẽ bắt đầu chuyển sang màu vàng nghệ, lúc này bạn có thể lấy uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 thìa nhỏ.

Khi áp dụng cách trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi bạn nên thông qua ý kiến dược sĩ, bác sĩ bởi một số hoạt chất trong loại gia vị này có thể tương tác, làm biến đổi hoạt động của Thu*c điều trị được bác sĩ kê đơn. ngoài ra, bạn cũng nên chú trọng tìm hiểu nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng ở bản thân và tìm cách khắc phục để không bị tái phát bệnh liên tục.

Thông tin trong bài chỉ nhằm mục đích tham khảo, khi áp dụng cần có sự đồng ý của bác sĩ.

*có thể bạn quan tâm: viêm mũi dị ứng ở trẻ em: cha mẹ nên làm gì?

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/cach-tri-viem-mui-di-ung-bang-toi)

Tin cùng nội dung

  • Dị ứng với nọc độc của ong là một trong những nguyên nhân gây Tu vong quan trọng ở những bệnh nhân nhạy cảm với nọc độc của ong.
  • Ngứa mắt, họng khô, phát ban, buồn nôn, khó thở… là những triệu chứng của dị ứng mà trẻ nhỏ có thể gặp do ăn thực phẩm không hợp với cơ thể.
  • Tôi bị viêm dạ dày trào ngược (đã nội soi), bác sĩ kê đơn cho Thu*c uống mà không đỡ. Xin hỏi bệnh của tôi phải điều trị như thế nào.
  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Sở dĩ cây có tên nọc sởi, vì bản thân cây này có tác dụng giải độc rất tốt khi bị lên sởi, nghĩa là làm hết cái “nọc” của bệnh sởi. Cây nọc sởi có ở nhiều nơi trong nước ta, từ đồng bằng đến trung du và miền núi.
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY