Bệnh theo mùa hôm nay

4 sai lầm khi chăm sóc trẻ mắc bệnh tay chân miệng

Nhiều sai lầm của bố mẹ khiến bệnh tay chân miệng ở trẻ có cơ hội tiến triển nặng và dễ phát triển thành dịch.
Mặc dù tay chân miệng là bệnh nhẹ, các triệu chứng sẽ tự khỏi song vẫn có thể tiến triển nặng với các biến chứng nguy hiểm nếu chăm sóc không đúng cách.

Vệ sinh răng miệng sai cách

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai cho biết, khi bị tay chân miệng, các nốt phỏng mọc trong miệng là vấn đề đáng ngại nhất khiến trẻ đau không ăn được, không cho cha mẹ vệ sinh răng miệng dẫn đến nguy cơ bị bội nhiễm viêm nha chu, nấm miệng…

Nếu vệ sinh khoang miệng không đúng cách, bố mẹ có thể làm trợt vỡ các nốt phỏng, làm vết loét thêm nặng tăng nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn.

Nhiều bố mẹ đã dùng khăn sữa, bông gạc thấm nước muối rửa răng miệng cho trẻ, tăng nguy cơ chạm, vỡ các nốt phỏng càng tăng, làm vết loét thêm nặng. Bên cạnh đó, việc lau miệng cho trẻ bằng khăn sữa, gạc còn đưa nấm ở bên ngoài vào miệng trẻ.

Theo khuyến cáo của bác sĩ, cách vệ sinh miệng tốt nhất là sử dụng nước muối S*nh l* xúc miệng cho trẻ sau mỗi lần ăn, trước khi đi ngủ, ngủ dậy. Miệng trẻ có cơ chế tự làm sạch, cố gắng khuyến khích trẻ uống nhiều nước, xúc miệng nước muối… là có thể làm sạch răng miệng mà không gây nguy hiểm.

Các biểu hiện của bệnh tay chân miệng ở trẻ. Ảnh: Markmedicalsupplies.

Ủ ấm con quá mức

Vẫn theo PGS Dũng, trẻ bị bệnh tay chân miệng không cần kiêng cữ, các mụn nước bên ngoài da cũng không cần bôi Thu*c, việc vệ sinh những mụn nước chỉ một cần 1 lần/ngày. 

Bố mẹ chỉ nên cho trẻ uống hạ sốt khi bé sốt trên 38,5 độ C. Đặc biệt, khi trẻ sốt, phụ huynh cần phải cho con ở nơi thông thoáng, mặc đồ rộng rãi. Nhiều người ủ ấm quá mức khiến trẻ ra mồ hôi càng làm tình trạng nặng hơn.

Lạm dụng truyền nước

BS Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng khuyến cáo các bậc phụ huynh không nên lạm dụng truyền dịch cho trẻ. Biện pháp này chỉ áp dụng khi trẻ có những biểu hiện mất nước nặng như nôn mửa, tiêu chảy, sốt cao và phải theo chỉ định của bác sĩ. 

Đối với trẻ mắc bệnh ở thể nhẹ, điều trị tại nhà, gia đình nên cho bé uống nhiều nước trái cây như cam, bưởi... để bổ sung vitamin C, nâng cao sức đề kháng. Ngoài ra, các loại quả có màu đỏ, màu vàng như nước ép cà rốt, cà chua, dưa hấu… rất giàu vitamin A - một trong những vitamin rất quan trọng tăng cường hệ miễn dịch, làm lành nhanh các vết tổn thương. 

Khi bị tay chân miệng, cha mẹ nên bổ sung kẽm - một vi chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể - giúp con nhanh khỏi. Kẽm có nhiều nhất trong các thực phẩm như hải sản, bao gồm hầu, ngao, hoặc các thực phẩm hàng ngày như lòng đỏ trứng, thịt gà… Bố mẹ nên chế biến thành các món cháo, súp cho bé dễ ăn. 

Tạo cơ hội lây bệnh

“Trẻ bị bệnh tay chân miệng phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác”, TS Nguyễn Tiến Dũng khuyến cáo.

Virus gây bệnh tay chân miệng có thể lây nhiễm từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, họng, nước bọt, chất dịch từ mụn nước, hoặc phân của người bị nhiễm bệnh. Do đó, khả năng lây nhiễm rất lớn. 

Theo Hà Quyên - Zing.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/4-sai-lam-khi-cham-soc-tre-mac-benh-tay-chan-mieng-n256459.html)

Tin cùng nội dung

  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY