Thẩm mỹ hôm nay

Thẩm mỹ trực tiếp thúc đẩy tâm lý, làm tăng năng suất lao động, nhưng nó còn tham gia nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, vai trò chủ yếu của nó vẫn là làm giàu có cho đời sống tinh thần của con người.. Vai trò của những thước đo thẩm mỹ trong đời sống tinh thần cũng tương tự như vai trò của những thước do đạo đức trong đời sống xã hội.

5 dấu hiệu ở răng miệng cảnh báo bạn nên gặp bác sĩ ngay

Sâu răng, nhức răng hay sưng nướu là những vấn đề răng miệng rất phổ biến. Trong một số trường hợp, người mắc không được chủ quan vì bệnh đang nặng hơn mức bình thường, cần phải đến nha sĩ ngay.

Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào nướu bị sưng đỏ hoặc chảy máu khi đánh răng, khi ăn thì cần phải gặp nha sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị trước khi bệnh tiến triển nặng, theo Reader’s Digest.

Với viêm nướu, khi bệnh còn nhẹ thì nha sĩ có thể vệ sinh nướu và điều trị dễ dàng. Nhưng khi bệnh tiến triển nặng thì có thể phải phẫu thuật.

Ngoài ra, sưng nướu đôi khi là triệu chứng cảnh báo một số vấn đề sức khỏe khác như tiểu đường loại 2, bệnh bạch cầu hoặc thậm chí là ung thư, các chuyên gia cho biết.

Mủ trong răng, nướu là một triệu chứng khác cần phải được điều trị ngay. Đây là dấu hiệu rõ ràng của nhiễm trùng. Nếu không được điều trị, nhiễm trùng có thể lan rộng và gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Trong trường hợp xấu, vi khuẩn gây nhiễm trùng ở răng nướu có thể lây đến não và làm Tu vong. Viêm nhiễm ở răng nướu không được điều trị kịp thời cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng máu. Dùng kháng sinh, dẫn lưu mủ hoặc lấy tủy răng có thể giúp điều trị hiệu quả nhiễm trùng răng nướu, theo Reader’s Digets.

Cảm giác tê ở răng hoặc răng mất cảm giác đều là những dấu hiệu cần phải đến nha sĩ khám ngay. Với trường hợp tê răng, nha sĩ có thể sẽ cân nhắc có lấy tủy răng hay không. Vì khi răng bị nứt hoặc sâu nhiều, dây thần kinh có thể đã ch*t và gây ra cảm giác tê.

Ngoài ra, nghiến răng hay cắn phải vật gì cứng sẽ làm răng bị tổn thương. Nếu tổn thương nặng đến mức làm ngăn cản máu đưa dinh dưỡng đến nuôi răng thì sẽ gây cảm giác tê, theo Reader’s Digets.

Không chỉ răng nướu mà các vấn đề về hàm cũng cần phải được điều trị ngay. Người bệnh không nên chủ quan nếu bị sưng hàm, cứng hàm, khó mở hoặc đóng miệng. Khi mắc bệnh, họ cần phải tìm đến nha sĩ để được điều trị kịp thời.

Sưng hàm có thể là triệu chứng răng đang bị nhiễm trùng, bị u nang trong nướu hoặc thậm chí là một khối u.

Đau miệng là tình trạng hết sức bình thường và có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, nếu vết sưng lạ bị đau, cơn đau lan ra xung quanh và kéo dài trên 14 ngày thì cần phải đến gặp nha sĩ để kiểm tra răng miệng. Thậm chí, đây có thể là dấu hiệu của ung thư miệng, theo Reader’s Digets.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thanh niên (https://thanhnien.vn/suc-khoe/5-dau-hieu-o-rang-mieng-canh-bao-ban-nen-gap-bac-si-ngay-1259502.html)

Tin cùng nội dung

  • Nhiều loại nước đóng chai được phát hiện chứa nhiều vi khuẩn nguy hiểm, trong đó có loại khuẩn Preudomons gây nhiễm trùng máu.
  • Những biểu hiện sớm của cả viêm màng não và nhiễm trùng máu đều rất khó nhận ra vì thế nhiều phụ huynh dễ nhầm lẫn.
  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Theo kinh nghiệm của bà con vùng cao, cây hoàng mộc thường được dùng làm Thu*c chữa lỵ, đau răng, ăn uống không tiêu (dùng dưới dạng Thu*c sắc, hoặc tán bột uống).Cây hoàng mộc còn có tên gọi là cây hoàng mù, Đông y gọi là hoàng liên gai. Là loại cây bụi nhỏ cao 2 - 3m phân nhánh nhiều; gỗ màu vàng; cành có gai chẻ ba dài 1 - 2cm, mọc dưới các cụm lá.
  • Đông y quan niệm rằng là phần thừa của xương và thuộc tạng thận. Mặt khác, theo lý luận về kinh lạc, kinh Dương minh vị đi qua vùng của chân răng, cho nên các chứng trạng của chân răng phản ánh trạng thái hư, thực, hàn, nhiệt của vị và thận.
  • Đau răng ở hầu hết trẻ em và người lớn. Bạn cần đến gặp nha sĩ khi bạn có triệu chứng đau răng.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
  • Sâu răng, thường được gọi là “lỗ sâu”, bắt đầu từ men răng, lớp bảo vệ ngoài cùng của răng. Ở một số người, đặc biệt là người lớn tuổi, răng bị lộ ra khỏi nướu và sâu răng cũng có thể xuất hiện tại những vùng đó. Ngày nay, nhờ những tiến bộ khoa học mà sâu răng có thể được chữa trị và loại trừ.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.