Bệnh thường gặp hôm nay

Bệnh thường gặp

6 Bí quyết sống khỏe để không bị bệnh trĩ

Những kiến thức chuyên môn dưới đây, có thể giúp bạn tiêu trừ hoặc làm giảm bớt nỗi đau khổ vì bệnh trĩ.
Khi lỡ mang chứng bệnh trĩ, người bệnh thường cảm thấy khó chịu, nhất là những lúc ngồi trong toilet. Để khắc phục tình trạng trên, bạn có thể tham khảo những điều sau.

1. Chú trọng về ăn uống.

- Uống nhiều nước và ăn thức ăn có nhiều chất xơ. Khi bạn ăn uống như vậy, phân sẽ lỏng hơn. Bạn thường chỉ khó chịu khi phân quá cứng, đặc.

- Hạn chế ăn muối và kiêng các chất gia vị cay, nóng, cà phê, rượu, những thực phẩm chứa cafein. Muối có khuynh hướng giữ nước lại trong cơ thể, làm các tế bào và mạch máu trương căng, nặng hơn triệu chứng trĩ. Những gia vị cay, nóng và chất kích thích, thường tạo cảm giác khó chịu khi phân đi qua hậu môn.

2. Đừng rặn, khiêng đồ nặng.

Hành động rặn sẽ làm trĩ ló ra ngoài hậu môn nhiều hơn. Tương tự, bạn cũng sẽ phải gồng lên, khi khiêng một vật nặng như tủ lạnh, bàn ghế. Trĩ thường xuất hiện do những tĩnh mạch bị trương căng lên. Hành động gồng hay rặn, làm cao áp huyết trong các mạch máu, và làm trương căng chỗ trĩ nhiều hơn nữa. Lưu ý, nếu bạn chưa bị trĩ, hành động gồng hay rặn có thể khiến bạn mắc bệnh.

3. Người mập và có thai dễ bệnh trĩ">bị bệnh trĩ hơn.

Trọng lượng và sức nặng của bào thai, tạo ra một áp suất, đè lên các tế bào và mạch máu tại hậu môn, dễ tạo bệnh. Nếu bạn quá nặng cân, hãy giảm ăn và tập thể thao để giảm cân. Nếu bạn đang mang thai, nên nằm nghiêng về bên trái nhiều, (20 phút trong 4 giờ). Hành động này, làm giảm bớt sức ép của bào thai trên tĩnh mạch hậu môn.

4. Nên rửa hậu môn sau khi đi vệ sinh.

Thông thường, việc rửa sẽ làm hậu môn sạch hơn là lau bằng giấy. Khi bạn bị trĩ, việc lau chùi bằng giấy thường gây đau đớn. Nếu không thích rửa, hãy chùi bằng giấy ướt, nó sẽ ít làm trầy chỗ trĩ hơn.

5. Ngâm nước ấm.

Việc ngâm nước muối ấm, (15 phút mỗi ngày), thường xoa dịu được cơn đau của trĩ, và làm trĩ bớt sưng lên. Bạn có thể xả nước ấm trong bồn tắm, vừa đủ ngập qua hậu môn, rồi ngồi bó gối hay ngồi trong bồn cho đến khi hết đau.

6. Chế độ sinh hoạt.

Hết sức tránh đứng lâu, ngồi lâu, không nên ngồi xổm, vì có thể ảnh hưởng đến sự tuần hoàn máu, ở khoang xương chậu, làm cho ứ máu tại các tĩnh mạch trĩ. Bạn nên dùng hố xí bệt, tăng cường hoạt động thể lực, đặc biệt là vận động cơ bắp. Tùy theo sở thích của mỗi người, mà lựa chọn một hay hai môn thể thao yêu thích, kiên trì tập luyện trong một thời gian dài. Bơi lội là một trong những môn thể thao rất hữu ích, cho việc phòng ngừa bệnh trĩ. Ngoài ra, chạy chậm và đi bộ đều có tác dụng phòng ngừa ở các mức độ khác nhau. Nên tập thói quen đi đại tiện đúng giờ, tốt nhất mỗi ngày nên đi một lần. Hạn chế sinh hoạt T*nh d*c khi có các biểu hiện của bệnh trĩ.

Nguồn: Internet.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/6-bi-quyet-song-khoe-de-khong-bi-benh-tri-n133161.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh trĩ là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện. Có hai loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại.
  • Y học cổ truyền coi trọng các biện pháp dự phòng và chữa trị bệnh trĩ bằng tập luyện.
  • Ngoài giá trị làm thức ăn và làm Thu*c hoa thiên lí thần dược trị bệnh trĩ, chỉ 4 - 5 lần đã thấy hiệu quả.
  • Một số nghề do phải ngồi lâu, đứng lâu như thợ may, thợ đứng máy, làm nghề đánh máy vi tính... cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  • Cũng là bệnh, nhưng những bệnh lý tim mạch, tiểu đường… thường được khổ chủ chia sẻ khi gặp bạn bè, nhưng bệnh trĩ và táo bón thường bị giấu nhẹm.
  • Khi thấy hậu môn chảy máu, đau rát, ngứa, vân vân, nhiều người cho rằng bị bệnh trĩ, tự tìm các loại lá đắp lên vết thương, hoặc mua Thu*c bôi rụng trĩ, gây ra nhiều biến chứng trầm trọng.
  • Nếu có triệu chứng bị bệnh dạ dày, hoặc đang bị dạ dày, bạn cần tránh những thực phẩm dưới đây để hạn chế sự tiến triển xấu của bệnh.
  • Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 30% - 50% dân số mắc bệnh trĩ, chủ yếu là người làm nghề lái xe, thợ may, nhân viên văn phòng…
  • Hậu môn có cục thịt dư to bằng hạt đậu, không đau rát, không ngứa, cũng không chảy máu. Xin hỏi có phải trĩ và có cần điều trị?
  • Vợ tôi có bầu 6 tháng, BS sản khoa chẩn đoán bị sạn thận. Cô ấy đau dữ dội nhưng vì có em bé nên rất khó điều trị. Nhờ Mangyte giúp giới thiệu BV chuyên khoa và phòng khám chuyên khoa tại TPHCM. Chân thành cảm ơn. (Minh Hiếu - Q.Phú Nhuận, TPHCM)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY