Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

6 món ăn thanh nhiệt cho mùa nóng Y học cổ truyền

Thời tiết mùa hè khiến cơ thể ra nhiều mồ hôi, dễ mỏi mệt, mất nước, biếng ăn,… Do đó cần lựa chọn những loại thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt giải thử, bổ khí dưỡng âm,
Thời tiết mùa hè khiến cơ thể ra nhiều mồ hôi, dễ mỏi mệt, mất nước, biếng ăn,… Do đó cần lựa chọn những loại thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt">thanh nhiệt giải thử, bổ khí dưỡng âm, sinh tân chỉ khát, đảm bảo đủ dinh dưỡng, giúp cơ thể chống đỡ được với điều kiện nóng bức. Xin giới thiệu một số món ăn để bạn đọc tham khảo và áp dụng:

Bài 1: Đậu xanh 30g, lá sen 1/4 cái, gạo tẻ 100g. Cách làm: Đậu xanh rửa sạch, cho vào nồi nấu chín, sau đó cho gạo tẻ đã vo sạch và lá sen vào ninh nhừ thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt">thanh nhiệt giải độc, tiêu thử, bồi bổ sức khỏe, dùng rất tốt trong những ngày nóng bức, cơ thể mệt mỏi, đầu nặng, mắt hoa.

Bài 2: Mướp đắng 3 quả loại vừa, gai căng đều và còn xanh, thịt lợn nạc 200g. Cách làm: Mướp đắng khoét bỏ ruột và hạt, rửa sạch, cắt khúc. Thịt nạc băm nhuyễn, ướp gia vị cùng hành xắt nhuyễn, trộn đều. Nhồi thịt vào bên trong quả mướp đắng, đem hấp chín hoặc cho nước nấu chín thành canh, ăn trong bữa cơm. Công dụng: thanh nhiệt">thanh nhiệt giải thử, lương huyết lợi niệu. Có thể dùng thường xuyên trong mùa nóng.

Bài 3: Rau muống 150g, thịt lợn nạc 50g, mã thầy 50g, gạo tẻ 100g, dầu ăn và gia vị vừa đủ. Cách làm: Rau muống rửa sạch, thái vụn; thịt lợn xay hoặc băm nhỏ; mã thầy bỏ vỏ rửa sạch. Gạo nấu cho nở hạt, sau đó cho rau muống, thịt lợn và mã thầy vào ninh thật nhừ thành cháo. Khi được cho thêm dầu ăn và gia vị vừa đủ, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt">thanh nhiệt giải độc, lợi niệu, mát huyết.

Bài 4: Mướp đắng 100g, đường phèn 50g, gạo tẻ 100g, gia vị vừa đủ. Cách làm: Mướp đắng bỏ ruột, rửa sạch, thái thành miếng nhỏ rồi đem ninh với gạo tẻ thành cháo, khi được cho thêm đường phèn và muối, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt giải thử, tiêu độc và làm sáng mắt, dùng thích hợp cho chứng phiền khát, đái tháo đường, cảm nắng phát sốt, mụn nhọt, rôm sẩy...

Bài 5: Thịt hến 100g, rau ngót 200g. Cách làm: Đun sôi nước luộc hến và cho thịt hến vào, nêm nước mắm vừa ăn rồi cho rau ngót đã rửa sạch, vò sơ vào, đun sôi lại là được. Ăn trong bữa cơm. Công dụng: thanh nhiệt, bổ huyết, giải nhiệt, giải độc, nhuận trường, thông tiểu, dùng rất tốt cho người bị nhiệt độc thường sinh mụn nhọt, táo bón, tiểu tiện khó,…

Bài 6: Bột sắn dây 50g, đậu xanh để cả vỏ 50g, gạo tẻ 50g. Cách làm: Gạo tẻ vo sạch đem ninh với đậu xanh thành cháo. Khi chín, đổ bột sắn dây đã hòa nước vào, khuấy đều, đun thêm một lát là dùng được Công dụng: thanh nhiệt giải độc, tiêu thử lợi thủy, giải khát. Có thể dùng thường xuyên trong mùa nóng.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-6-mon-an-thanh-nhiet-cho-mua-nong-y-hoc-co-truyen-15238.html)

Tin cùng nội dung

  • Xuất huyết là hiện tượng máu thoát ra khỏi thành mạch do mạch máu bị tổn thương hoặc do tính thấm thành mạch. Có thể là xuất huyết dưới da, xuất huyết dạ dày, chảy máu cam, chảy máu răng lợi, tiểu ra máu, đại tiện ra máu, rong kinh,...
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Ung thư tuyến tiền liệt là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới. Nếu được phát hiện sớm, ung thư này thường có khả năng chữa khỏi cao.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Đông y chia bệnh này làm 3 loại: bàng quang tích nhiệt, bàng quang ứ trở, thận dương hư suy.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Các loại trà dược có tác dụng thanh nhiệt, mát gan thường được người dân ưa dùng.
  • Tuyến tiền liệt nằm bao quanh phần trên cùng của niệu đạo. Khi tuyến tiền liệt khoẻ mạnh, không gây ra vấn đề gì, nhưng nếu rối loạn xảy ra trong tuyến tiền liệt, mô trong tuyến này sẽ phồng lên hoặc lớn lên gây chèn ép niệu đạo và ảnh hưởng đến khả năng tiểu tiện.
  • Theo Đông y, thạch cao vị ngọt, cay, tính rất hàn. Vào các kinh phế, vị và tam tiêu. Có tác dụng giải cơ, thanh nhiệt, trừ phiền chỉ khát. Dùng cho các trường hợp nhiệt bệnh, sốt cao, kích ứng vật vã, miệng khô, khát nước, đau răng, loét miệng...
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY