Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

7 cách giúp cha mẹ tránh quên con trên xe hơi

(MangYTe) - Gần 700 đứa trẻ đã Tu vong trong xe hơi trong vòng 15 năm qua. Phần lớn trong số đó bị cha mẹ hoặc người chăm sóc bỏ quên.

Ở việt nam, trường hợp này ít xảy ra hơn vì phụ huynh ít có thói quen dùng ghế ngồi riêng trên xe hơi cho trẻ. tuy nhiên, các phụ huynh cũng nên có những biện pháp đề phòng trường hợp xấu xảy ra.

Dưới đây là 7 gợi ý dành cho phụ huynh để tránh quên trẻ trên xe.

1. Đặt đồ chơi hay thứ gì đó của con ở ghế trước

Việc này là để nhắc bạn rằng có đứa trẻ đang trên xe dù bạn không nhớ ra chúng đang ngồi ở ghế sau.

2. Để một vật mà bạn cần cho điểm đến tiếp theo ở ghế sau

Hãy để những thứ như điện thoại, ví tiền, túi xách ở ghế sau để đảm bảo rằng khi đến điểm đến tiếp theo, bạn sẽ cần đến nó. Và dù bạn có quên đứa trẻ thì bạn cũng sẽ sớm phát hiện ra.

3. Đặt ghế ngồi của trẻ ở giữa hàng ghế sau

Vị trí này sẽ giúp bạn phát hiện ra trẻ dễ dàng hơn khi ngoái đầu sang bên cạnh. Nếu ghế của trẻ được đặt ngay sau ghế của bạn, rất dễ khiến bạn không nhận ra sự có mặt của đứa trẻ.

4. Hãy trao đổi với nhà trẻ/ mẫu giáo về sự có mặt của trẻ

Bạn nên thống nhất với cơ sở chăm sóc trẻ về việc nếu không thấy sự có mặt của đứa trẻ vào ngày đi học, họ phải báo cho bạn ngay lập tức.

5. Trao đổi về vấn đề này với tất cả những người chăm sóc trẻ

Bạn cần cảnh báo cho tất cả những người chăm sóc trẻ như ông bà, vợ chồng, người giúp việc, bạn bè… về tình trạng đã có những đứa trẻ bị bỏ quên trên xe dẫn đến Tu vong để nhắc nhở mọi người.

6. Cài đặt ứng dụng nhắc nhở

Hiện nay đã có những ứng dụng xe hơi làm nhiệm vụ nhắc nhở phụ huynh tránh quên con trên xe, ví dụ như kars 4 kids, childmindersoft, sunshine baby iremind…

7. Luôn ‘nhìn trước khi khoá xe’

Hãy tạo cho mình thói quen kiểm tra lại mọi thứ trên xe trước khi bước ra khỏi xe.

Theo vietnamnet.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: VietQ (http://vietq.vn/7-cach-giup-cha-me-tranh-quen-con-tren-xe-hoi-d161929.html)

Chủ đề liên quan:

bỏ quên trẻ em tử vong xe hơi

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY