Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

8 điều bố mẹ nên dạy con để tránh bị bắt cóc

Trong xã hội hiện nay, việc bố mẹ dạy con cái kỹ năng phòng tránh bị bắt cóc là điều rất quan trọng.

Không bố mẹ nào muốn con mình phải rơi vào trường hợp bị bắt cóc. Tuy nhiên, kẻ xấu vẫn luôn ẩn nấp xung quanh, bố mẹ không thể bảo vệ con cái 24/24 được.

Vì thế, cách tốt nhất nên dạy cho trẻ biết được người mình có thể tin tưởng và cần phải làm gì nếu có ai muốn đưa chúng đi đâu đó. Sau đây là những gợi ý bố mẹ có thể tham khảo.

1. Mối nguy hiểm tiềm ẩn không phải lúc nào cũng từ người lạ

Là một đứa trẻ, chúng có thể sẽ khó nhận biết được ai là người có thể tin tưởng được. Một người trông có vẻ rất đáng sợ nhưng chưa chắc họ đã là kẻ xấu. Ngược lại, một kẻ xấu cũng có thể đóng vai người tốt.

Bố mẹ thường dạy con cái không nên tùy ý tiếp xúc người lạ. thế nhưng trên thực tế, rất nhiều trường hợp trẻ em bị bắt cóc bởi một người chúng từng quen biết và xem họ không phải người lạ.

2. Sàng lọc đối tượng an toàn

Bố mẹ cần lập danh sách những người có thể tin tưởng trong việc đưa đón con cái đi học hoặc trong trường hợp trẻ ở nhà một mình. Đó có thể là người thân trong gia đình, người hàng xóm mà bạn biết rõ.

Sau đó, bố mẹ nói rõ ai là người an toàn có thể tiếp xúc được, nhắc nhở trẻ nếu có ai khác tiếp cận khi ở ngoài, sẽ không an toàn khi nói chuyện với họ.

Bố mẹ có thể chọn một mật mã bí ẩn chỉ có mình, đứa trẻ và những người “an toàn” biết được. Bằng cách này, trẻ sẽ dễ dàng hiểu được ai là người chúng có thể tin tưởng được.

3. Chạy ngược chiều ô tô

Bạn nên dạy con cái rằng, nếu bị ai đó lái xe theo sau, chúng nên chạy theo hướng ngược lại. nếu làm như vậy, xe buộc phải quay đầu lại và trẻ có nhiều thời gian để chạy trốn hơn.

4. Tìm kiếm một người mẹ có con

Trong trường hợp trẻ đi lạc, nếu không gặp ai trong số “những người an toàn” trong danh sách của bố mẹ, hãy bảo trẻ tìm một người mẹ có con để nhờ họ giúp đỡ. Trẻ cũng có thể cố gắng tìm cảnh sát nhưng khả năng tìm thấy một người mẹ có con sẽ dễ hơn.

5. Cho người khác biết bản thân đang gặp nguy hiểm

Trẻ em thường hay tức giận, ăn vạ nên việc một đứa trẻ la hét có thể không thu hút được sự chú ý của mọi người ngay cả khi chúng đang gặp nguy hiểm. đó là lý do tại sao bố mẹ cần dạy con mình phải hét lên khi gặp nguy hiểm, chẳng hạn như: “hãy để cháu yên! cháu không biết chú” hoặc “bố mẹ ơi, bố mẹ đâu rồi, cứu con với”.

6. Làm hỏng đồ cũng không sao

Nếu việc la hét không đủ, trẻ cần thu hút nhiều sự chú ý hơn bằng cách phá hoại thứ gì đó. Ví dụ, trẻ có thể đập vỡ thứ gì đó trên kệ nếu đang ở trong một cửa hàng hoặc làm vỡ kính ô tô bằng một cục đá.

7. Dạy trẻ nói "Không"

Trẻ nên biết rằng, chúng có thể nói “không” với một người lớn nếu đó không phải bố mẹ hoặc người “an toàn”. Có thể khó để một đứa trẻ quyết đoán và chống lại người lớn nhưng bố mẹ nên dạy trẻ cách làm điều đó.

Bố mẹ có thể cùng con chơi các tình huống khác nhau, chẳng hạn như trẻ sẽ phản ứng như thế nào nếu ai đó đến gần, cho kẹo hoặc yêu cầu giúp đỡ.

8. Vấn đề an toàn trên mạng rất quan trọng

Ảnh Brightside

Bố mẹ nên nói chuyện với con cái về những gì trẻ thường làm trên mạng như các ứng dụng hoặc những người mà con thường xuyên trò chuyện trên mạng. Bố mẹ cần chắc chắn rằng, con mình biết đượcthế giớitrên mạng cũng rất nguy hiểm và cần thận trọng khi nói chuyện với người lạ.

Đặc biệt, bố mẹ cần đảm bảo rằng, những người trực tuyến con mình thường xuyên nói chuyện đều là người quen bên ngoài chứ không phải kẻ mạo danh.

Theo Phan Hằng/Báo Giao thông

Link bài gốc Lấy link

https://www.baogiaothong.vn/8-dieu-bo-me-nen-day-con-cai-de-tranh-bi-bat-coc-d527408.html

Theo Phan Hằng/Báo Giao thông

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/8-dieu-bo-me-nen-day-con-de-tranh-bi-bat-coc/20211104041654548)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY