Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Ai không nên dùng azithromycin?

Azithromycin được sử dụng để điều trị nhiều loại khác nhau của các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra, như nhiễm trùng đường hô hấp (thể nhẹ và vừa), nhiễm trùng da, tai, các bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c, đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và viêm phổi mắc tại cộng đồng.
Azithromycin được sử dụng để điều trị nhiều loại khác nhau của các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra, như nhiễm trùng đường hô hấp (thể nhẹ và vừa), nhiễm trùng da, tai, các bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c, đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và viêm phổi mắc tại cộng đồng. Ngoài ra, azithromycin đã từng được chỉ định để điều trị lỵ do nhiễm Shigella, nhiễm Helicobacter pylori trong loét dạ dày tá tràng... Azithromycin có thể uống (dạng viên nang, bột pha hỗn dịch) hoặc pha dịch truyền tĩnh mạch (không được tiêm thẳng vào tĩnh mạch hoặc tiêm bắp). Ngoài ra, Thu*c còn có dạng dung dịch dùng để nhỏ mắt (trị nhiễm khuẩn mắt).

Khi dùng các tác dụng không mong muốn hay gặp nhất là trên đường tiêu hóa với các triệu chứng như buồn nôn, nôn, đau bụng, co cứng cơ bụng, đầy hơi, tiêu chảy, nhưng thường nhẹ. Đôi khi người bệnh có thể bị mệt mỏi, phát ban, đau đầu và chóng mặt, ngủ gà... Sử dụng lâu dài ở liều cao, azithromycin có thể làm giảm sức nghe (nhưng có hồi phục) ở một số người bệnh. Đối với phản ứng dị ứng nặng cần đề phòng như phản ứng phản vệ, phù (vì đây là dị ứng Thu*c nguy hiểm). Đa số các tác dụng phụ xảy ra khi dùng Thu*c đều nhẹ hoặc trung bình và thường hồi phục sau khi ngừng Thu*c. Các phản ứng dị ứng nghiêm trọng hiếm xảy ra, nhưng nếu xảy ra cần được xử lý kịp thời.

không nên sử dụng kháng sinh này trị nhiễm khuẩn cho người đã từng có vấn đề về gan (vàng da) do dùng azithromycin, người đã bị dị ứng với Thu*c này hoặc với bất kỳ kháng sinh nào thuộc nhóm macrolid (như erythromycin, clarithromycin...). Azithromycin uống không được dùng để điều trị ngoại trú viêm phổi vừa và nặng hoặc người bệnh do bị nhiễm khuẩn tại bệnh viện, suy giảm miễn dịch (những trường hợp này phải điều trị tại bệnh viện). Do azithromycin đào thải chủ yếu qua gan nên cần được dùng thận trọng ở người có chức năng gan bị tổn thương. Một số nghiên cứu lâm sàng gần đây còn cho thấy, azithromycin có liên quan tới nguy cơ Tu vong và rối loạn nhịp tim nghiêm trọng khi sử dụng Thu*c trong một thời gian dài. Vì vậy, cần thận trọng cân nhắc khi sử dụng azithromycin, nhất là khi phối hợp nhiều Thu*c cho người bệnh đã có bệnh tim. Người lớn tuổi có thể có nhiều khả năng có tác dụng phụ trên nhịp tim, trong đó có tỷ lệ tim nhanh đe dọa tính mạng.

Để dùng Thu*c an toàn, cần tuân thủ liều lượng (trên từng bệnh nhân và từng loại bệnh bác sĩ sẽ có chỉ định liều lượng cụ thể), thời gian dùng Thu*c theo chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý thay đổi liều dùng (thêm hay bớt liều) hoặc dùng thời gian lâu hơn so với khuyến cáo. không nên dùng">không nên dùng các Thu*c kháng acid có chứa nhôm hoặc magiê trong vòng 2 giờ trước hoặc sau khi dùng azithromycin (như maalox, magnesia...) vì các Thu*c này có thể làm cho azithromycin ít hiệu quả khi thực hiện cùng một lúc. Tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong thời gian dùng Thu*c vì azithromycin có thể làm cho bị cháy nắng một cách dễ dàng hơn.

DS.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-ai-khong-nen-dung-azithromycin-14237.html)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Là một nhân viên y tế, bạn có thể phải tiếp xúc với nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau. Sự lây nhiễm có thể xảy ra qua máu, không khí, dịch tiết từ miệng hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu truyền nhiễm. Hãy tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm trùng bằng cách làm theo các hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm tại nơi làm việc.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Chỉ cho trẻ uống kháng sinh khi bé thực sự bị nhiễm trùng do vi khuẩn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY