Tai mũi họng hôm nay

Chuyên khoa Tai Mũi Họng chuyên khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, các dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến như phẫu thuật, vá nhĩ qua kính hiển vi hoặc nội soi, mổ lấy rò, phẫu thuật Bondy, khí dung họng mũi, chích cuốn mũi, đốt cuốn mũi,... Với các bệnh lý thường gặp ở khoa Tai Mũi Họng như: viêm đau họng, ù tai, viêm mũi không do dị ứng, ung thư cổ họng, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm V.A, viêm xương cấp, polyp dây thanh, ung thư thanh quản,...

Bà bầu bị viêm họng có ảnh hưởng gì tới thai nhi không?

Bà bầu bị viêm họng có thể làm ảnh hưởng đến thai nhi nếu việc điều trị bằng Thu*c không đúng cách. Thay vào đó nên tận dụng mẹo của dân gian để chữa bệnh.

trong suốt khoảng thời gian mang thai, bà bầu có thể sẽ đối diện với nhiều bệnh tình khác nhau, trong đó có bệnh viêm họng. trên thực tế, đây là chứng bệnh phổ biến và nhanh tiêu biến nếu có biện pháp khắc phục hiệu quả. nhưng hiện nay, vẫn không ít bà bầu quan ngại bệnh viêm họng sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của con trẻ. nỗi băn khoăn này của bà bầu sẽ được giải đáp rõ trong bài viết dưới đây.

Bà bầu bị viêm họng có ảnh hưởng tới thai nhi không? – Chuyên gia giải đáp

Trong thai kỳ, sức đề kháng của chị em phụ nữ thường yếu đi và không được khỏe mạnh như bình thường. Chính vì vậy nên rất dễ mắc phải một số bệnh vặt, trong đó có bệnh viêm họng. Những triệu chứng của bệnh thường khiến không ít chị em mệt mỏi, khó chịu và đâm ra lo lắng cho sức khỏe của thai nhi.

Viêm họng là tình trạng viêm nhiễm thường gặp ở mọi lứa tuổi không riêng gì bà bầu, gây đau rát cổ họng và khi nuốt thường cảm thấy nghẹn lại. dễ gặp nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ. các chuyên gia cho biết, bệnh viêm họng thường có thể tự khỏi sau vài ngày không để lại di chứng gì. tuy nhiên, không phải vì thế mà thai phụ quá chủ quan với sức khỏe của bản thân mình.

Nguyên nhân gây ra tình trạng viêm họng khi mang thai là cơ thể thay đổi nội tiết tố khiến sức đề kháng yếu đi, nhất là trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu. lúc này, bà bầu đang trong giai đoạn thai nghén mệt mỏi nên dễ bị nhiễm khuẩn. không những vậy, bệnh viêm họng còn hình thành do thời tiết lúc nắng lúc mưa hay giao mùa dẫn đến cơ thể chưa thích nghi nghi kịp. từ đó, sinh ra bệnh cảm cúm, sổ mũi và viêm họng.

Trở lại vấn đề chính “bà bầu bị viêm họng có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?”. theo tiến sĩ. bác sĩ nguyễn thị vân anh – cố vấn chuyên môn tại trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Thu*c dân tộc cho biết: “viêm họng là căn bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, bà bầu cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. nguyên nhân chính là do nhiễm siêu vi. căn bệnh này sẽ tự hết sau khoảng 5 – 7 ngày. nếu có trình trạng bội nhiễm kèm theo thì bệnh sẽ kéo dài hơn. điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cá nhân mà còn có khả năng làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. đặc biệt, thai nhi có thể bị ảnh hưởng không hề nhỏ nếu người mẹ điều trị sai cách.”

Trên thực tế, không ít bà bầu tỏ ra lo lắng, hoang mang và lo sợ bệnh viêm họng của bản thân sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi. các chuyên gia tai mũi họng hàng đầu cho biết, bệnh viêm họng ở phụ nữ mang thai có thể điều trị dứt điểm bằng Thu*c đặc hiệu. Thu*c khi vào cơ thể của người mẹ, sẽ đi qua đường máu đến cuống rốn của thai nhi. điều này sẽ ít nhiều làm ảnh hưởng đến con trẻ. chính vì vậy, mối lo lắng của bà mẹ bầu không phải là không có căn cứ.

Trường hợp mắc bệnh viêm họng được chỉ định điều trị bệnh Thu*c là khi sức đề kháng của cơ thể suy giảm nghiêm trọng dẫn đến tình trạng bệnh không có khả năng tự khỏi, bệnh càng để lâu càng gia tăng các biến chứng khác. do đó, bắt buộc bà bầu phải dùng Thu*c để điều trị bệnh viêm họng. việc dùng Thu*c không đúng cách có thể làm nguy hiểm đến sự hình thành và phát triển của thai nhi.

Đối với trường hợp bà bầu bị viêm họng ở giai đoạn tam cá nguyệt cuối có thể gây ra những ảnh hưởng lớn làm chậm quá trình chuyển dạ.

Như vậy, bất kỳ thai phụ nào bị viêm họng do nhiễm siêu vi hoặc vi khuẩn gây ra đều có nguy cơ làm ảnh hưởng đến thai nhi. nghiêm trọng hơn là có thể gây ra tình trạng thiếu oxy huyết ở thai nhi và gia tăng tình trạng sinh non. chính vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con nhỏ, bà bầu cần tìm hiểu rõ bệnh viêm họng khi mang thai để có những biện pháp phòng tránh phù hợp.

Các loại Thu*c chữa viêm họng cho bà bầu

Như vừa mới đề cập, đối với các trường hợp bệnh viêm họng do nhiễm siêu vi, dùng Thu*c đặc hiệu là một trong những phương pháp điều trị hữu hiệu để ngăn chặn những biến chứng có thể xảy ra. tuy nhiên, bà bầu nên trao đổi vấn đề này với bác sĩ chuyên khoa và không nên tự ý sử dụng khi chưa được phép. đồng thời, dùng Thu*c đúng cách, đúng lịch trình và không tự ý tăng liều vì có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.

Một số loại Thu*c dùng để chữa viêm họng cho bà bầu như:

    Thu*c kháng sinh: Bà bầu chỉ dùng Thu*c kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, việc dùng Thu*c cũng cần theo dõi chặt chẽ để đảm bảo sự an toàn cho cả thai phụ và thai nhi;
  • Thu*c kháng axit: Trong trường hợp bị viêm họng do trào ngược axit dạ dày, bà bầu có thể sử dụng Thu*c kháng axit để điều trị;
  • Paracetamol: Là một trong những loại Thu*c giảm đau khá quen thuộc. Mặc dù loại Thu*c này được kiểm chứng về mặt an toàn cho người sử dụng nhưng việc sử dụng quá nhiều có thể gây tổn thương gan;
  • Thu*c trị ho: Trường hợp bị viêm họng kèm ho, bà bầu có thể sử dụng thêm Thu*c trị ho;
  • Thu*c xịt họng: Loại Thu*c này vừa giúp loại bỏ cơn đau họng, nghẹn họng vừa giúp cổ họng dần được thông thoáng.

Mẹo vặt trị bệnh viêm họng cho bà bầu nhưng không làm ảnh hưởng đến thai nhi

Đối với các trường hợp bà bầu bị viêm họng ở mức độ nhẹ, giai đoạn khởi phát thì không nhất thiết phải sử dụng Thu*c. thay vào đó, bà bầu nên tận dụng một số mẹo vặt trong dân gian để khắc phục tình trạng cổ họng đau, ngứa, rát hay khàn tiếng cho bệnh viêm họng gây ra. phương pháp này được đánh giá là khá lành tính, an toàn và có thể áp dụng lâu dài. dưới đây là một số gợi ý cụ thể:

– Súc miệng bằng nước muối 

Đây là một trong những biện pháp khắc phục bệnh viêm họng hiệu quả mà người bệnh không nên bỏ qua. việc súc miệng bằng nước muối ấm thường xuyên không chỉ làm sạch khoang miệng mà còn đảm bảo cổ họng luôn sạch sẽ và làm giảm tình trạng ngứa rát. các chuyên gia còn cho biết, nước nước muối có chứa một số thành phần có tính kháng khuẩn và sát khuẩn cao, đồng thời làm dịu kích ứng. tuy nhiên, bà bầu chỉ nên sử dụng nước muối S*nh l* thay vì dùng nước muối pha loãng thông thường.

Ngay cả khi không bị viêm họng, bà bầu cũng nên sử dụng nước muối để súc miệng.

Hướng dẫn thực hiện:

    Đổ một lượng dung dịch nước muối S*nh l* vừa đủ vào trong cốc nhỏ;

– Xông hơi hoặc làm ẩm khoang mũi

Bên cạnh việc súc miệng bằng nước muối S*nh l*, bà bầu cũng có thể kết hợp với việc xông hơi khoang mũi. cách làm này giúp làm ẩm màng nhầy, loại bỏ các chất nhầy bám quanh mũi gây tắc nghẽn. đồng thời, giúp cổ không bị khô, luôn được ẩm và thông thoáng. bà bầu mắc bệnh viêm họng có thể xông hơi bằng nước thông thường hoặc thêm một ít tinh dầu để gia tăng công dụng.

Hướng dẫn thực hiện:

    Đun lấy một nồi nước khoảng 500ml – 1 lít;

Trong quá trình thực hiện, bà bầu nên giữ khoảng cách an toàn để tránh bị bỏng rát.

– Uống trà gừng

Ngoài công dụng làm gia vị, gừng còn được dân gian tận dụng khá nhiều để làm Thu*c chữa bệnh, trong đó có bệnh viêm họng. trong loại nguyên liệu này có chứa khá nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, chống nấm và làm ấm cổ họng. bà bầu mắc bệnh viêm họng cũng có thể sử dụng loại trà này để bồi bổ sức khỏe hỗ trợ điều trị bệnh viêm họng.

Hướng dẫn thực hiện:

    Cho một vài lát gừng vào trong cốc nước nóng;

– Dùng trà chanh mật ong

Trà chanh mật ong là một trong những loại đồ uống hỗ trợ điều trị bệnh viêm họng mà bà bầu không nên bỏ qua. trong khi chanh có tác dụng kháng khuẩn, ức chế vi khuẩn gây hại và làm sạch chất nhầy ở cổ thì mật ong giúp làm dịu cổ họng. do đó, sự kết hợp giữa chanh và mật ong là sự kết hợp hoàn hảo giúp ứng phó với các triệu chứng của bệnh viêm họng ở bà bầu.

Hướng dẫn thực hiện:

    Chuẩn bị nửa quả chanh tươi, 1 thìa cà phê mật ong nguyên chất và một cốc nước nóng;

Biện pháp phòng bệnh viêm họng khi mang thai

Cơ thể của phụ nữ mang thai thường trở nên yếu đi, sức đề kháng không đủ để chống chọi với tác nhân từ môi trường, thời tiết hay các vấn đề khác. để đối phó với chúng, bà bầu cần có những biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả để không mắc phải bệnh viêm họng. cụ thể:

– Những điều bà bầu nên làm:

Một số việc mà bà bầu nên làm, như:

    Luôn giữ cho răng miệng được sạch sẽ thông qua việc vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày 3 lần. Tốt hơn nếu dùng nước súc miệng S*nh l* để sát trùng bảo vệ cổ họng;

– Những điều bà bầu không nên làm:

Bên cạnh những việc mà bà bầu nên làm để phòng bệnh viêm họng vẫn còn khá nhiều việc không nên làm và cần tránh khác mà bạn không nên bỏ qua, chẳng hạn như:

    Không nên tiếp xúc với người đang bị viêm họng, cảm cúm, sổ mũi hay bệnh lao phổi;

Tuy bệnh viêm họng thai kỳ không phải là một căn bệnh quá nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng của bà bầu nhưng cũng phải hết sức cẩn thận để đảm bảo cho cả mẹ và thai nhi. khi đó, bà bầu nên có những biện pháp điều trị phù hợp, kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. đồng thời, chủ động hơn trong việc thăm khám để biết chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp.

Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Thông tin hữu ích cho bà bầu:

    Tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/ba-bau-bi-viem-hong-co-anh-huong-gi-khong)

Tin cùng nội dung

  • Theo Đông y, bông phấn có vị mặn, hơi cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tán ứ, tiêu viêm, lợi tiểu, thường dùng chữa viêm họng, kinh nguyệt không đều, viêm đường tiết niệu,...
  • Hồng bì là cây mọc hoang và được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta để dùng làm Thu*c và lấy quả ăn. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ, lá, quả và hạt. Thu hái rễ, lá quanh năm, thu hái quả cả vỏ khi quả chín hoặc dùng hạt phơi khô. Cây ra hoa vào tháng 4 - 5, có quả tháng 6 - 8.
  • Viêm họng là bệnh thường gặp có các biểu hiện họng sưng đau, lúc đầu có thể thấy ngứa họng, kèm theo sốt hoặc tiết nhiều đờm dãi. Theo Đông y, viêm họng có 2 triệu chứng là chứng thực và chứng hư. Tùy theo chứng bệnh cụ thể để có cách điều trị thích hợp.
  • Không khí bị ô nhiễm là không khí bị giảm chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các loại khí, những giọt chất lỏng hay những phần tử nhỏ lơ lửng trong không khí.
  • Điều trị ung thư sẽ ảnh hưởng đến dinh dưỡng. Một số tác dụng thường gặp hơn có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn uống.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Cơ thể phản ứng tùy theo cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần.
  • Chăm sóc trước sinh rất quan trọng. Việc này giúp đảm bảo cho bạn và em bé có được sự khỏe mạnh tốt nhất có thể, vì vậy, hãy làm theo một số hướng dẫn đơn giản và đi khám thai đều đặn.
  • Từ khi được thụ tinh cho đến khi sinh, thai nhi sẽ qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau cho đến khi bé đã sẵn sàng để được sinh ra. Bài viết này giới thiệu những điều sẽ xảy ra trong 3 tháng đầu của con bạn.
  • Ba tháng cuối thai kỳ bắt đầu từ tuần 27 cho đến khi kết thúc thai kỳ. Tất cả các cơ quan và phần cơ thể của thai nhi đã hình thành, và đây là thời kỳ mà chúng tiếp tục phát triển và hoàn thiện.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY