Dinh dưỡng hôm nay

Bác sĩ hướng dẫn cách sơ cứu khi trẻ bị đuối nước

Hiện đang trong mùa hè nắng nóng, nhiều gia đình có xu hướng đi du lịch biển, hoặc cho trẻ thường xuyên tắm hồ bơi, dễ dẫn đến các T*i n*n đáng tiếc do đuối nước.

Bệnh nhi N.T.G (17 tháng tuổi, ngụ TP.HCM) nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) trong tình trạng suy hô hấp, tím tái do đuối nước.
Được biết, khi gia đình không để ý, bé G. đã ra vườn nhà chơi và rơi xuống hồ bơi. Khi được phát hiện, bé đã ngất và tím tái. Gia đình nhanh chóng sơ cứu và chuyển bệnh nhi vào Bệnh viện Nhi đồng 2. Bé được thở máy 3 ngày tại Khoa Hồi sức tích cực. Hiện sức khỏe bệnh nhi đã ổn định.
Theo ghi nhận của Bệnh viện Nhi đồng 2, trong hai tuần đầu tháng 5, Khoa Hô Hấp 1 đã tiếp nhận 4 trường hợp đuối nước. Các bé đều nhập viện trong tình trạng suy hô hấp nặng. May mắn là các ca đều được cứu sống, chưa ghi nhận ca Tu vong.


Các bác sĩ cảnh báo, hiện đang trong mùa hè nắng nóng, nhiều gia đình có xu hướng đi du lịch biển, hoặc cho trẻ thường xuyên tắm hồ bơi, dễ dẫn đến các T*i n*n đáng tiếc do đuối nước.
Sơ cứu đuối nước tại hiện trường
Theo bác sĩ Lê Thanh Tuyền (Khoa Hô hấp 1, Bệnh viện Nhi đồng 2): Việc sơ cứu đuối nước ban đầu ngay tại hiện trường cần kịp thời, đúng kỹ thuật đóng vai trò quyết định sự sống còn và di chứng về sau của trẻ.
Bác sĩ hướng dẫn cách sơ cứu tại hiện trường:
Nếu trẻ mê: Cần hồi sức hà hơi thổi ngạt khi còn dưới nước. Sau vài nhịp trẻ sẽ đáp ứng, sau đó nhanh chóng đem lên bờ.
- Nếu trẻ mê nhưng còn thở (lồng ngực còn di động) thì đặt tư thế nằm nghiêng, nhanh chóng đưa đến bệnh viện.
- Nếu trẻ ngưng thở (lồng ngực bất động) thì thực hiện hồi sức tim phổi (ấn tim, hà hơi thổi ngạt), cùng lúc gọi cấp cứu hỗ trợ.
Nếu trẻ tỉnh: Mang lên bờ, đặt trẻ nằm ngửa, đầu lưng trên cùng mặt phẳng, nơi khô ráo, thoáng khí và nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện.
Không nên:
Bên cạnh đó, bác sĩ Tuyền khuyến cáo một số cách cấp cứu đuối nước sai lầm và làm mất thời gian vàng trong sơ cấp cứu bệnh nhân, mọi người cần tránh:
Không sốc nước.
Không ấn bụng.
Không hơ lửa.
Không đặt nạn nhân nằm đầu thấp để nước chảy ra.
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Điều quan trọng nhất trong thực hiện phòng ngừa đuối nước ở trẻ em là: Các bậc cha mẹ phải luôn giám sát con em mình khi đi bơi, tắm biển, ao, hồ. Đậy kín các vật dụng chứa nước trong nhà. Không để trẻ nhỏ ở nhà một mình, đặc biệt đối với các trẻ mới biết đi, trẻ hiếu động luôn muốn tìm tòi hiểu biết thế giới xung quanh. Một phút sơ sẩy có thể trả giá bằng cả mạng sống của các em, hoặc để lại di chứng thần kinh nặng nề về sau”, bác sĩ Tuyền cảnh báo.

BP (tổng hợp)

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo dân sinh (http://baodansinh.vn/bac-si-huong-dan-cach-so-cuu-khi-tre-bi-duoi-nuoc-20200526060516344.htm)

Tin cùng nội dung

  • Sỏi thận được hình thành do sự rối loạn ngăn chặn các chất khoáng trong nước tiểu làm các tinh thể lắng đọng trong thận, gặp một số điều kiện thuận lợi dần dần tạo thành sỏi.
  • Mangyte ơi, Em bị trĩ độ 3, có chỉ định mổ của bác sĩ nhưng em sợ dao kéo lắm. Em là nhân viên công ty may, bị trĩ mà uống Thu*c lâu rồi không đỡ. Vậy có cách nào giúp em điều trị trĩ mà không cần phẫu thuật không? Em rất mong nhận câu trả lời của Mangyte! (Thúy Hạnh – Bình Dương)
  • Xin chào các bác sĩ Mangyte, Em ở phà Vàm Cống tỉnh Đồng Tháp. Em xin được tư vấn của bác sĩ như sau: Mẹ em bị áp huyết cao, bị đau nửa đầu, đi khám uống Thu*c đã hết nhưng bây giờ lại đau nhức tay chân, lúc nào cũng nóng rát, nhức mỏi như có kiến cắn ở chân, có lúc lại sưng tấy đỏ cả chân lên, đi đứng rất khó khăn, nhất là khi ngồi xuống đứng lên.
  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
  • Té ngã, ong đốt, phỏng hoặc phản ứng dị ứng đều là những tình huống thường gặp trong mỗi gia đình cũng như trong các cuộc vui ngoài trời. Chính những lúc đó, hộp sơ cứu xách tay là rất cần thiết. Nếu hộp sơ cứu của bạn được trang bị đầy đủ thì với hầu hết các tình huống cấp cứu đơn giản bạn cũng đã có sẵn dụng cụ để xử trí.
  • Nghẹt thở xảy ra khi một vật lạ kẹt trong cổ họng hay khí quản, ngăn chặn luồng không khí ra vào. Vì nghẹt thở gây ra thiếu oxy não nên cần cấp cứu càng nhanh càng tốt
  • Sốt là một dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm cả nhiễm trùng. Nhiệt độ bình thường của bạn có thể khác chút ít so với nhiệt độ cơ thể trung bình (98,6oF hay 37oC).
  • Bỏng do điện giật có thể có hoặc không có biểu hiện ở ngoài da, nhưng có thể gây ra những thương tích sâu trong các mô dưới da.
  • Sơ cứu người bị sốc do điện giật rất quan trọng đến việc có giữ được tính mạng cho người đó hay không? Mức độ nguy hiểm do điện giật tuỳ thuộc loại
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY