Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Bác sĩ lý giải 4 bệnh nhân Covid-19 dương tính trở lại sau nhiều lần xét nghiệm âm tính

(MangYTe) - Việt Nam đã ghi nhận 4 trường hợp Covid-19 có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 sau đó dương tính lại. Cá biệt, ca bệnh số 22, xét nghiệm âm tính 3 lần, được ra viện nhưng mới đây đã dương tính trở lại.

Lý giải về việc một số bệnh nhân mắc Covid-19 ở Việt Nam xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 sau đó dương tính lại, bác sĩ Vũ Minh Điền, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, cho biết hiện tương này không chỉ ghi nhận ở Việt Nam mà ở một số nước như: Hàn Quốc, Mỹ... đều có trường hợp xét nghiệm virus SARS-CoV-2 đã âm tính nhưng sau đó dương tính trở lại.

Hiện, các nhà khoa học đang nghiên cứu, giải thích thêm trong đó có ý kiến cho rằng xét nghiệm ở đây là tìm đoạn gen, đoạn di truyền của virus, lần xét nghiệm sau có thể tìm thấy xác của virus SARS-CoV-2 còn nằm trong tế bào bạch cầu nên kết quả cho dương tính.

Bác sĩ lý giải nguyên nhân bệnh nhân Covid-19 âm tính với SARS-CoV-2 nhưng sau đó dương tính trở lại- Clip: Ngô Nhung

Ngoài ra, bác sĩ Điền cũng cho rằng khả năng thứ hai là virus dương tính thật sự và tiếp tục nhân lên. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu, bởi SARS-CoV-2 là một loại virus mới, các nhà khoa học chưa biết nhiều về nó.

Hiện nay các Thu*c được sử dụng đều là các Thu*c trong quá trình nghiên cứu, đánh giá hiệu quả, chưa có Thu*c được đánh giá là hiệu quả, hiệu lực thực sự trong loại bỏ virus. Vì thế, việc loại bỏ virus SARS-CoV-2 còn dựa vào hệ thống miễn dịch của cơ thể. Các Thu*c điều trị cho bệnh nhân chỉ là hỗ trợ cho hệ thống miễn dịch.

Theo bác sĩ Điền, chưa có đủ căn cứ cho đó là tái nhiễm virus nhưng các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng hiện có đến 8 biến chủng của virus SARS-CoV-2 so với chủng ban đầu ở Vũ Hán, Trung Quốc. "Việc biến chủng như thế này khiến virus có thể né tránh, trốn thoát khỏi hệ miễn dịch và tồn tại trong cơ thể một thời gian nhất định. Điều này vẫn đang được nghiên cứu" - bác sĩ Điển nói.

Một bệnh nhân Covid-19 điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương

Trước đó, ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TPHCM, thông tin có trường hợp đã khỏi bệnh và xuất viện nhưng sau đó dương tính trở lại với virus SARS-CoV-2. Đây là bệnh nhân 22 (60 tuổi, quốc tịch Anh). Bệnh nhân này điều trị từ ngày 8-3 đến 27-3 thì được xuất viện sau 3 lần âm tính với SARS-CoV-2. Tiếp đó, bệnh nhân này tiếp tục được cách ly tại Đà Nẵng trong một khách sạn. Ngày 10-4, bệnh nhân từ Đà Nẵng vào TPHCM trên chuyến bay VN125, số ghế 23C; nghỉ đêm tại khách sạn Ibis Airport (số 2 đường Hồng Hà, phường 2, quận Tân Bình).

Qua lấy mẫu tại sân bay Tân Sơn Nhất, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP HCM xét nghiệm dương tính và chuyển mẫu đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM xét nghiệm khẳng định bệnh nhân này dương tính với SARS-CoV-2 vào ngày 11-4. "Về việc âm tính rồi lại dương tính có hai khả năng xảy ra. Khả năng thứ nhất, bệnh nhân này có thể tái phát bệnh sau thời gian điều trị; hoặc, khả năng thứ hai, bệnh nhân này có thể tái nhiễm trong thời gian cách ly tại khách sạn ở Đà Nẵng" - ông Nguyễn Tấn Bỉnh nhận định.

Ngoài trường hợp cá biệt nói trên, các cơ sở y tế cũng ghi nhận một số bệnh nhân đang trong quá trình điều trị có kết quả xét nghiệm âm tính từ 1-3 lần với SARS-CoV-2 nhưng sau đó dương tính trở lại như: nam phi công người Anh (bệnh nhân 91) hay 2 ca bệnh Covid-19 ở Quảng Ninh (bệnh nhân 52 và 149) và ca bệnh 50 tuổi ở phố Núi Trúc, Hà Nội (bệnh nhân 50).

D.Thu - Ngô Nhung

Mạng Y Tế
Nguồn: Người lao động (https://nld.com.vn/suc-khoe/bac-si-ly-giai-4-benh-nhan-covid-19-duong-tinh-tro-lai-sau-nhieu-lan-xet-nghiem-am-tinh-20200415071943061.htm)

Tin cùng nội dung

  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY