Bài thuốc dân gian hôm nay

Bài Thuốc trị sa trực tràng

Sa trực tràng là chứng bệnh thường gặp ở nhiều lứa tuổi. Biểu hiện tại vùng hậu môn trực tràng sa xuống ra ngoài hậu môn, tùy theo bệnh nặng hay nhẹ mà mức độ sa ra ngoài dài hay ngắn.

Nguyên nhân chủ yếu do sau khi bị bệnh lỵ mạn tính hoặc táo bón khó đại tiện phải rặn nhiều lâu ngày hoặc sau đẻ trung khí hư gây ra hạ hãm làm cho trực tràng sa xuống khỏi vị trí và giãn to dần sau mỗi lần đại tiện, lâu ngày sa giãn càng nhiều khó có khả năng tự co vào được mà phải dùng tay ấn mới vào được và lại tụt xuống ngay trước hoặc trong khi đại tiện. Bệnh nặng không thể ấn vào ổn định trong bên được mà ở ngoài hậu môn gây khó chịu.

Giai đoạn đầu (độ 1): Trực tràng sa xuống khỏi vị trí ra khỏi hậu môn sau mỗi lần đại tiện, tự co lên được hoặc lên xuống thất thường, khi thấy người mệt thì trực tràng sa xuống, khi cơ thể bình thường thì không thấy trực tràng sa ra ngoài hậu môn.


Vị Thuốc hoàng kỳ bổ trung ích khí.

Phương pháp điều trị: Bổ trung ích khí thăng đề.

Bài Thuốc: Bổ trung ích khí thang: hoàng kỳ 24g, cam thảo 10g, nhân sâm 12g, đương quy 10g, trần bì 12g, thăng ma 12g, sài hồ 12g, bạch truật 12g.

Cách dùng: Hoàng kỳ mật sao; Cam thảo chích; Nhân sâm bỏ cuống; Đương quy tửu tẩy; Trần bì khứ bạch. Các vị trên nước 1.800ml, sắc lọc bỏ bã lấy 200ml. Ngày sắc 1 thang, uống chia đều 3 lần.

Châm cứu:

Châm tả các huyệt: bách hội, đại chùy, khúc trì, đản trung, đại tràng du, thạch môn.

Châm bổ các huyệt: túc tam lý, nội quan, tam âm giao, huyết hải.

Những huyệt dự bị: khí hải, đản trung, phong trì, thần môn, quan nguyên, tiền đính.

Giai đoạn thứ 2 (độ 2, 3): Trực tràng sa xuống khỏi vị trí, ra khỏi hậu môn sau mỗi lần đại tiện, không tự co lên được, phải dùng tay ấn mới vào được và lại tụt xuống ngay trước hoặc trong khi đại tiện hoặc lao động nặng. Bệnh nặng không thể ấn vào ổn định bên trong được mà ở ngoài hậu môn gây sưng đau, khó chịu.

Phương pháp điều trị: Bổ trung ích khí thăng đề, thanh nhiệt trừ thấp.

Bài Thuốc: Bổ trung ích khí thang gia: thương truật, hoàng bá, ngũ bội: hoàng kỳ 24g, cam thảo 10g, nhân sâm 12g, đương quy 10g, trần bì 12g, thăng ma 12g, sài hồ 12g, bạch truật 12g, thương truật 10g, hoàng bá 10g, ngũ bội tử 10g.

Cách dùng: Hoàng kỳ mật sao; Cam thảo chích; Nhân sâm bỏ cuống; Đương quy tửu tẩy; Thương truật tẩm nước gạo vi sao; Trần bì khứ bạch. Các vị trên nước 1.800ml, sắc lọc bỏ bã lấy 200ml. Ngày sắc 1 thang, uống chia đều 3 lần.

Châm cứu:

Châm tả các huyệt: nhị bạch, bách hội, thính cung, trường cường, hợp cốc.

Châm bổ các huyệt: túc tam lý, nội quan, tam âm giao, khúc trì, huyết hải, đại tràng du, quan nguyên.

Những huyệt dự bị: khí hải, đản trung, phong trì, thần môn, quan nguyên, hậu đính, dương lăng tuyền.

Châm cứu: Châm cứu tốt nhất vào giai đoạn đầu.

Lưu ý: Giữ gìn vệ vùng hậu môn; Luyện tập thời gian đi đại tiện ngày 1 lần theo thời gian nhất định, tránh táo bón, ăn đủ rau xanh, hoa quả; Chữa trị các nguyên nhân gây táo bón hoặc kiết lỵ.

Vị trí huyệt cần tác động:

Bách hội: Cách đường chân tóc phải sau 7 tấc, tại điểm giữa đường nối vòng hai chóp tai.

Đại chùy: Giữa đốt sống cổ 7 và mỏm gai đốt sống lưng.

Khúc trì: Chỗ lõm tại đầu ngoài nếp khuỷu. Tại điểm chính giữa đường nối huyệt xích trạch với mỏm trên lồi cầu ngoài của xương cánh tay, khi khuỷu tay hơi co lại.

Đản trung: Điểm giữa đường nối hai núm vú. Xác định huyệt khi bệnh nhân nằm ngửa.

Đại tràng du: Cách bờ dưới mỏm gai đốt sống thắt lưng 4 1,5 tấc về phía ngoài.

Thạch môn: Dưới rốn 2 tấc, trên đường giữa bụng.

Nhị bạch: Thẳng phía trên điểm giữa lằn chỉ cổ tay, cách 4 tấc ở cả hai mé của gân cơ gan tay lớn; 2 huyệt nằm ở tay trái và 2 huyệt nằm ở tay phải; tất cả gồm 4 huyệt.

Thính cung: Ở chỗ lõm giữa nếp tai và khớp hàm dưới khi miệng hơi há.

Trường cường: Tại điểm giữa đường nối đầu mút xương cụt và hậu môn; xác định huyệt khi bệnh nhân nằm sấp hoặc nằm phủ phục.
Huyệt hợp cốc

Hợp cốc: Ở giữa xương đốt bàn tay 2, phía quay; ở chỗ lồi nhất của cơ khi ngón tay cái và ngón trỏ kẹp sát nhau.

Túc tam lý: Huyệt ở dưới lõm khớp gối 3 thốn.

Nội quan: Trên lằn chỉ cổ tay 2 tấc.
Huyệt nội quan

Tam âm giao: Trên mỏm mắt cá trong 3 tấc, sát phía sau bờ xương chày.

Huyết hải: Cách bờ trên xương bánh chè 2 tấc về phía trên, giữa chỗ phình của cơ rộng trong.

Quan nguyên: Dưới rốn 3 tấc, trên đường giữa bụng. Xác định huyệt khi bệnh nhân nằm ngửa.

TTND.BS. Trần Văn Bản

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/bai-thuoc-tri-sa-truc-trang-n148457.html)

Tin cùng nội dung

  • Đông y gọi suy dinh dưỡng ở trẻ em là chứng cam tích, mà nguyên nhân thường gặp là do khẩu phần ăn không hợp lý, như: ăn thiếu đạm kéo dài, ăn nhiều chất béo ngọt khiến không tiêu hóa được, tích lại làm tổn thương tỳ vị, cũng có khi do nhiễm nhiều giun...
  • Sỏi thận tiết niệu là bệnh khá thường gặp ở nước ta. Theo y học cổ truyền, sỏi tiết niệu thuộc chứng thạch lâm, chứng sa lâm, hoặc cát lâm, huyết lâm (đái ra máu), yêu thống,... Người bệnh thường có biểu hiện đau lưng, tiểu tiện ra máu, tiểu tiện khó... Nguyên nhân chủ yếu do thấp nhiệt uất kết, thận hư, khí hư.
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY