Người bệnh bị tiêu chảy do cảm nhiễm lạnh, hoặc ăn nhiều đồ ăn sống lạnh.
Triệu chứng: Người bệnh đau bụng dữ dội, gặp lạnh đau thêm (chườm nóng thì đỡ), sôi bụng, tiêu chảy, hơi sợ lạnh, sợ gió, đau đầu đau mình, rêu lưỡi trắng dày, tiểu tiện ít, mạch nhu hoãn hay phù hoãn.
Bài 1: Sa nhân 8g, rau má (sao vàng) 10g, hoắc hương 8g, hương phụ 8g, biển đậu 12g, xa tiền tử 8g, gừng 3g. Sắc uống ngày 1 thang.
hoắc hương trị tiêu chảy do hàn thấp.
Bài 2: Riềng khô (cao lương khương) 80g, củ gấu (sao cháy hết lông, giã dập) 40g. Tán mịn, cho vào lọ nút kín dùng dần. Người lớn, mỗi lần 8g, uống với nước chè nóng. Trẻ em tùy tuổi 2 – 6g, hãm với nước sôi, lọc trong cho uống.
Bài 3: Hoắc hương 40g, hậu phác 12g, tô diệp 10g, trần bì 6g, cát cánh 10g, gừng 4g, bạch chỉ 10g, đại táo 5 quả, đại phúc bì 12g, bạch truật 10g, phục linh 8g, bán hạ chế 6g, cam thảo 6g. Tán bột. Ngày uống 16 -20g. Nếu dùng Thuốc thang, dùng liều lượng thích hợp ngày 1 thang.
Bài 4: Hoắc hương 12g, sa nhân 8g, vỏ rụt 8g, vỏ vối 10g, trần bì 8g, hương phụ 8g, hạt vải 8g. Tán bột làm viên ngày 10g hoặc sắc uống.
Bài 5: Hành tâm 3 củ, Lá trầu 2 – 3 lá. Rửa sạch, giã nát, cho 100ml nước sôi, quấy đều, gạn ấy nước cho uống. Người lớn uống 1 lần; trẻ em chia 2 – 3 lần uống.
Ngoài uống Thuốc, nên kết hợp châm cứu (châm tả) hoặc day các huyệt: Thiên khu, trung quản, hợp cốc, túc tam lý.
Người bệnh bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn (samonella staphylo …).
triệu chứng: nôn tiêu chảy nhiều lần, phân vàng có hạt, mùi thối, nóng đỏ rát hậu môn, rêu lưỡi vàng dày, tiểu tiện ít đỏ, bụng đau, mạch sác.
Bài 1: Cát căn 12g, hoàng liên 8g, hoàng cầm 12g, nhân trần 20g, kim ngân hoa 16g, cam thảo 6g, mộc thông 12g, hoắc hương 6g. Sắc uống.
kim ngân hoa trị tiêu chảy do thấp nhiệt.
Bài 2: Bạch biển đậu 20g, sa nhân 12g, thảo quả 12g, ô mai 12g, sắn dây 12g, cam thảo 6g. Tán bột làm viên bằng hạt ngô. Ngày uống 20 viên với nước chè đặc.
Bà 3 (Thuốc cầm tiêu chảy): Sắn dây 12g, ngân hoa 12g, mã đề 10g, rau má sao 12g, cam thảo dây 10g, hậu phác 12g, hoàng liên 10g. Sắc uống. Ngày 1 thang.
Kết hợp châm cứu (châm tả) hoặc day các huyệt: Thiên khu, trung quản, hợp cốc, túc tam lý, nội đình, âm lăng tuyền.
Triệu chứng: Bụng đau nhiều, phân thối, chướng bụng, ợ hơi mùi hăng chua, đại tiện xong đỡ đau; rêu lưỡi nhờn, mạch hoạt.
Bài 1: Sơn tra 12g, thần khúc 8g, bán hạ 12g, phục linh 12g, trần bì 4g, liên kiều 4g, hạt củ cải 4g. Sắc uống ngày 1 thang hay tán bột ngày uống 20g.
sơn tra trị tiêu chảy do ăn uống.
Bài 2: Chỉ thực 8g, bạch truật 12g, phục linh 6g, hoàng cầm 8g, hoàng liên 8g, trạch tả 8g, thần khúc 8g, đại hoàng 6g. Sắc uống.
Bài 3: Vỏ vối 20g, vỏ quýt 20g, vỏ rụt 20g, hạt cải củ (la bạc tử) 16g, chỉ thực 20g. Tất cả rửa sạch, thái mỏng, sao vàng tán bột, làm viên bằng hạt ngô nhỏ. Người lớn mỗi lần uống 8g; trẻ em tùy tuổi, mỗi lần uống 2 – 6g; ngày 2 lần, uống với nước chè nóng.
Kết hợp châm cứu (châm tả) hoặc day các huyệt: Thiên khu, trung quản, túc tam lý, thái bạch.
Châm tả hoặc day huyệt thái bạch hỗ trợ điều trị tiêu chảy.
- Thiên khu: Từ rốn đo ngang ra 2 tấc (hoặc chiều rộng 3 ngón tay trỏ, giữa và ngón đeo nhẫn).
- Trung quản: Lỗ rốn thẳng lên 4 tấc hoặc lấy ở điểm giữa của đoạn thẳng nối rốn và đường gặp nhau của 2 bờ sườn.
- Hợp cốc: Khép ngón trỏ và ngón cái sát nhau, huyệt ở điểm cao nhất của cơ bắp ngón trỏ ngón cái.
- Túc tam lý: Dưới mắt gối ngoài 3 tấc, phía ngoài xương mác khoảng 1 khoát ngón tay, nơi cơ cẳng chân trước, khe giữa xương chầy và xương mác.
- Nội đình: Nơi nối thân với đầu sau xương đốt 1 của ngón chân thứ 2, giữa kẽ ngón chân thứ 2 và thứ 3.
- Âm lăng tuyền: Ở chỗ lõm làm thành bởi bờ sau trong đầu trên xương chày với đường ngang qua nơi lồi cao nhất của cơ cẳng chân trước xương chày, ở mặt trong đầu gối. Dùng ngón tay lần theo bờ trong xương ống chân, đến ngay dưới chỗ lồi xương cao nhất, đó là huyệt.
- Thái bạch: Ở chỗ lõm phía sau dưới đầu xương bàn chân thứ nhất, nằm trên đường tiếp giáp lằn da gan chân, mu chân ở bờ trong bàn chân.
Chủ đề liên quan:
Bài thuốc đông y trị tiêu chảy tiết tả tiêu chảy tiêu chảy do ăn uống tiêu chảy do hàn thấp