Dinh dưỡng hôm nay

Bài Thuốc từ lá dứa thơm

Lá dứa thơm có lợi cho người bệnh tiểu đường, chữa hôi miệng, giúp ngủ ngon, trị bỏng da do nắng, chăm sóc tóc...

dứa thơm còn gọi là cây cơm nếp, cây lá dứa, nếp thơm. Lá cây dài khoảng 30-50 cm, có mùi thơm nếp hương.

Lương y Bùi Đắc Sáng cho biết lá dứa thơm chứa nhiều thành phần bay hơi, chủ yếu là 3-metyl-2(5H)-furanon (84%), 2-axetyl-1-pyrrolin (3%) là chất tạo mùi thơm nếp đặc trưng. Đông y thường dùng lá dứa chữa các bệnh đau nhức xương khớp, gút, ho, viêm phế quản và ổn định đường huyết cho người bị tiểu đường tuýp 2. Lá dứa không độc hại nên bệnh nhân tiểu đường có thể sử dụng lâu dài mà không hại nội tạng.

dứa thơm có nhiều công dụng như chữa chứng chuột rút, ăn uống kém ngon, mất ngủ, trị sốt... Ảnh: Flickr

Bài Thuốc từ lá dứa thơm

Khi ăn uống kém ngon: Đun sôi 10g lá dứa với 3 ly nước đến khi còn lại một chén, chia làm hai phần uống buổi sáng và buổi tối. 

Nhai lá dứa khử mùi hôi miệng nhờ tinh dầu trong lá dứa. Ngoài ra, nhai lá dứa còn giảm đau răng nướu.

Chữa chuột rút: Đun sôi 3 chén nước rồi cho thêm 4 lá dứa, 5 hạt bạch đậu khấu, một miếng gừng to bằng ngón tay, đun ở nhiệt độ trung bình khoảng 10 phút. Rót trà ra ly và cho thêm 2 thìa đường cho dễ uống.

Dân gian cũng thường dùng nước trà lá dứa để trị sốt, giảm thân nhiệt, giảm đau ngực khi ho. Trẻ nhỏ có vấn đề về đường tiêu hóa, uống trà lá dứa để chữa bệnh.

Trị thấp khớp: Đun nóng nửa chén dầu dừa, bỏ vào 3 lá dứa đã rửa sạch cắt mỏng, khuấy đều cho đến khi nguội thì thoa vào những vùng sưng khớp, đau khớp.

Lá dứa thơm còn có tác dụng chăm sóc sắc đẹp. Mùa hè ngâm mình trong bồn tắm có pha thêm trà lá dứa để làm dịu các vết bỏng nắng. Ngoài ra, đun sôi 7 lá dứa thơm (đã rửa sạch và cắt nhỏ), để nước cô đặc qua đêm. Sáng hôm sau trộn thêm 3 thìa nước trái nhàu để dùng massage da đầu và gội tóc, giúp tóc đen mượt. Một cách khác là nghiền nát 10 lá dứa thơm rồi trộn chung với 100 ml nước sau đó thoa lên da đầu và để yên trong 30 phút, xả sạch tóc với nước hay dầu gội đầu để trị gàu, ngăn rụng tóc.

Chữa tiểu đường

Bài Thuốc chữa bệnh tiểu đường bằng lá dứa thơm trong Đông y, có hai cách:

Cách 1: Lá dứa thơm phơi khô vẫn còn màu xanh lục diệp. Mỗi lần nấu khoảng 10 lá khô với 2,5 lít nước, đun sôi đến khi còn lại 2 lít, uống hết trong ngày, trước mỗi bữa ăn khoảng 20-30 phút. Uống liên tục trong 10 ngày kết hợp ăn kiêng theo chế độ và tập thể dục.

Cách 2: Lá dứa cuộn lại bằng một nắm tay, không cần thái nhỏ. Rửa sạch, cho vào nồi hay ấm sắc Thuốc, đổ nước ngập lá chừng một gang tay. Đun sôi bằng lửa lớn, sau đó hạ lửa nhỏ nấu cho đến khi nước ra màu giống như nước trà xanh. Uống nước này thay nước uống hàng ngày. Có thể sử dụng bột lá dứa thơm (bột lá cơm nếp) cho vào túi lọc như uống trà, rất tiện dụng.

Thúy Quỳnh

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/bai-thuoc-tu-la-dua-thom-4012700.html)

Tin cùng nội dung

  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Để sử dụng đúng và có hiệu quả các loại dược liệu, các Bác sĩ viện Y học cổ truyền Trung ương, xin đưa ra hướng dẫn phòng và điều trị bệnh sởi, bằng Y học cổ truyền như sau:
  • Muối ăn có chứa rất nhiều chất khoáng vi lượng và Clorua Natri, đây là những thành phần giúp săn chắc da, kháng khuẩn, trị mụn… vì thế nếu bạn biết cách sử dụng muối cho mục đích làm đẹp, bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Cúm là bệnh viêm cấp tính đường hô hấp do virut. Bệnh mang tính lây truyền, rất dễ phát thành dịch, ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY