Ngoại Hô hấp hôm nay

Khoa Ngoại hô hấp giữ chức năng chẩn khám và điều trị các bệnh lý về hô hấp với các biện pháp can thiệp ngoại khoa, được thực hiện bởi các chuyên gia Lao Phổi và phẫu thuật lồng ngực. Các bệnh lý phổ biến của khoa Ngoại hô hấp như: lao phổi nặng, ung thư phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính,...

Báo động: 70% trẻ vào viện mắc bệnh về đường hô hấp

Trong 100 trẻ vào viện thì có đến khoảng 70 trẻ có bệnh về đường hô hấp; 20 đứa trẻ mắc bệnh lý về đường tiêu hoá; 10 đứa trẻ là mắc các bệnh lý còn lại như về thận, nội tiết...
PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy, Trưởng Bộ môn Nhi, Trường Đại học Y Hà Nội cho biết một con số đáng báo động: Trong 100 trẻ vào viện thì có đến khoảng 70 trẻ có đường hô hấp">bệnh về đường hô hấp; 20 đứa trẻ mắc bệnh lý về đường tiêu hoá; 10 đứa trẻ là mắc các bệnh lý còn lại như về thận, nội tiết...

Theo PGS. Thúy, mỗi năm 1 đứa trẻ dưới 2 tuổi bị ít nhất 3-5 đợt hắt hơi, sổ mũi, viêm họng, đặc biệt khi thay đổi thời tiết như thời điểm này. Do đó số bệnh nhân nhi khoa và tai mũi họng vào thời điểm này thường rất đông.

Trẻ đi viện như… “cơm bữa” vì đủ thứ bệnh

Theo số liệu mới nhất của Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), mỗi năm trên thế giới có 600.000 trẻ em dưới 5 tuổi Tu vong vì ô nhiễm không khí. Là một chuyên gia về nhi khoa, PGS. Thúy cho rằng, ô nhiễm môi trường là một vấn đề lớn trên toàn cầu, trong đó trẻ em và người già là đối tượng khá nhạy cảm, do hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện hoặc suy yếu nên dễ mắc bệnh, chủ yếu là các bệnh lý về đường hô hấp.

Ở trẻ em có 2 nhóm bệnh về hô hấp là bệnh lý cấp và bệnh lý mạn tính. Các bệnh lý đường hô hấp trên như: viêm mũi họng cấp, viêm tai giữa... cứ tái đi tái lại. Do đó tại các bệnh viện nhi và khoa nhi, rất nhiều trẻ đến khám tai mũi họng do thay đổi thời tiết kết hợp với ô nhiễm môi trường.

Một bệnh lý mạn tính khác cũng rất hay gặp ở trẻ là hen phế quản, bệnh này ở Việt Nam và thế giới đang ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở trẻ em. Bệnh hen phế quản gắn liền với ô nhiễm môi trường là một vấn đề không thể chối cãi. Ngay cả những nước phát triển thì tỉ lệ hen phế quản cũng rất cao, do gánh nặng của ô nhiễm môi trường, đặc biệt ở thành thị, các khu công nghiệp hoá.

Theo PGS. Thúy, hen phế quản là một bệnh hô hấp mạn tính và rất hay gặp ở trẻ em nhưng để chẩn đoán hen phế quản ở trẻ 2 tuổi là tương đối khó vì muốn chẩn đoán bệnh mạn tính thì phải có tính chất tái đi tái lại và một số thăm dò kèm theo. Ô nhiễm môi trường chính là một yếu tố làm khởi phát những đợt hen vì ngoài cơn hen thì đứa trẻ hoàn toàn bình thường, có thể ảnh hưởng chất lượng cuộc sống một chút, nhưng mỗi đợt cấp thì trẻ sẽ bị ho, khò khè, khó thở, ốm, mệt mỏi.

“Hen ở mỗi mức độ khác nhau thì có liệu trình điều trị khác nhau. Nhiều ông bố bà mẹ không biết thì khi đưa con đến viện nói rằng muốn con nằm viện cho đến khi khỏi hẳn, tuy nhiên tôi xin khuyến cáo hen là bệnh không thể chữa khỏi hẳn được mà có tính chất tái đi tái lại, nhưng có những thời điểm từ sau 5 tuổi thì bệnh hen giảm dần một cách tự nhiên nhưng không có nghĩa là khỏi. Nó cứ âm ỉ và nếu tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn cứ tiếp tục thì nó vẫn duy trì hen và thậm chí thành hen mạn tính sau này. Đặc biệt có những đứa trẻ sau 5-6 tuổi đã hết hen sữa rồi nhưng đến 40 tuổi lại bị hen trở lại...”- PGS. Thúy nói.

Một nhóm bệnh lý nữa nhiều người nghĩ là nó không liên quan nhưng thực tế nó liên quan rất nhiều đến ô nhiễm môi trường, đó là các bệnh lý về phát triển não. PGS. Thúy cho rằng, mọi thứ liên quan đến ô nhiễm cứ ngấm dần từ khi bà mẹ mang thai đến khi phát triển. Rất nhiều nghiên cứu cũng nói bệnh tự kỷ có liên quan đến ô nhiễm môi trường lâu dài. Vấn đề ô nhiễm môi trường đã được đưa ra bàn thảo ở rất nhiều hội nghị quốc tế thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia.

Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trường còn liên quan đến một số bệnh chuyển hoá. Trẻ sống trong môi trường ô nhiễm có thể mắc một số bệnh như đái tháo đường hoặc một số bệnh mạn tính khác.

Như vậy có rất nhiều bệnh, ngoài các bệnh ở người lớn như ung thư, tim mạch, ở trẻ em nhóm bệnh về hô hấp, bệnh về phát triển trí tuệ, nhóm bệnh rối loạn chuyển hoá là những vấn đề đáng lưu ý, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi.

Làm thế nào để trẻ có hệ hô hấp khỏe mạnh?

Đây là nỗi băn khoăn của rất nhiều các ông bố bà mẹ. Về vấn đề này, PGS. Thúy khuyến cáo, cha mẹ cần vệ sinh mũi họng hàng ngày để làm giảm các dị nguyên lạ đi vào đường hô hấp. Hoặc khi đi ăn uống ở bên ngoài về nhà thì nên rửa tay chân cũng là một cách để giảm ô nhiễm.

Bên cạnh đó cho trẻ có chế độ dinh dưỡng tốt, uống nhiều nước, chế độ sinh hoạt tốt để trẻ tăng khả năng tự bảo vệ, tăng sức đề kháng của cơ thể.

Một yếu tố nữa cũng rất hay là cây xanh, trồng nhiều cây xanh sẽ tạo quang hợp, tạo ôxy, tạo môi trường trong lành, mát mẻ và giảm khả năng ô nhiễm môi trường. Gia đình có điều kiện có thể có máy lọc, hoặc làm cho nhà cửa thoáng đãng... Như vậy là có rất nhiều yếu tố phối hợp với nhau để làm giảm nguy cơ ô nhiễm cho đứa trẻ.

Dương Hải

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/bao-dong-70-tre-vao-vien-mac-benh-ve-duong-ho-hap-n124841.html)

Tin cùng nội dung

  • Ở Việt Nam, khoảng 40% viêm cầu thận cấp xảy ra sau nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và 60% viêm cầu thận cấp sau nhiễm khuẩn ngoài da do liên cầu.
  • Nhiều người có sở thích ăn đồ nóng vì cho rằng ăn “toát mồ hôi” mới khỏe, mới ngon. Nhưng ít người biết rằng thói quen này có thể khiến mình dễ bị mắc bệnh ung thư thực quản.
  • Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 30% - 50% dân số mắc bệnh trĩ, chủ yếu là người làm nghề lái xe, thợ may, nhân viên văn phòng…
  • Đau rát họng, nuốt đau, khàn tiếng, ho khan hoặc ho có đờm,… là những triệu chứng chính của bệnh viêm họng. Nếu không có bội nhiễm hoặc biến chứng chỉ cần vệ sinh sát khuẩn mũi họng thường xuyên, dùng Thu*c giảm đau, ho,… Xin giới thiệu một số vị Thu*c dân gian có tác dụng giảm đau và ho do viêm họng rất tốt, giúp bệnh nhanh khỏi và hạn chế biến chứng.
  • Theo dược học cổ truyền, bàng biển vị đắng, hơi chát, tính mát, có công dụng tiêu độc, trừ đàm, giáng nghịch, trừ ho, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như hen phế quản, ho kéo dài, mụn nhọt, rắn cắn, giang mai, kiết lỵ, tiêu chảy, thấp khớp, các bệnh về da và trị giun.
  • Theo Đông y, bông phấn có vị mặn, hơi cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tán ứ, tiêu viêm, lợi tiểu, thường dùng chữa viêm họng, kinh nguyệt không đều, viêm đường tiết niệu,...
  • Hồng bì là cây mọc hoang và được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta để dùng làm Thu*c và lấy quả ăn. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ, lá, quả và hạt. Thu hái rễ, lá quanh năm, thu hái quả cả vỏ khi quả chín hoặc dùng hạt phơi khô. Cây ra hoa vào tháng 4 - 5, có quả tháng 6 - 8.
  • Viêm họng là bệnh thường gặp có các biểu hiện họng sưng đau, lúc đầu có thể thấy ngứa họng, kèm theo sốt hoặc tiết nhiều đờm dãi. Theo Đông y, viêm họng có 2 triệu chứng là chứng thực và chứng hư. Tùy theo chứng bệnh cụ thể để có cách điều trị thích hợp.
  • Hen phế quản (bệnh hen hay hen suyễn) là tình trạng đường dẫn khí bị hẹp và phù nề cũng như tăng tiết đàm nhầy. Điều này làm việc thở khó khăn và dễ gây ho, khò khè và thở hụt hơi.
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY