Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Bé bị nôn trớ liên tục bụng chướng to mẹ đừng xem thường!

Nguyên nhân phổ biến nhất khiến bé bị nôn trớ bụng chứng to là bị viêm nhiễm đường ruột. Đây là bệnh khá phổ biến và các triệu chứng sẽ mất sau vài ngày

Thỉnh thoảng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ bị nôn trớ, bụng chướng to khiến bé khó chịu. Đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý, do đó mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý đúng đắn nhất.

Nguyên nhân khiến bé bị nôn trớ liên tục bụng chướng to

Trong nhiều trường hợp, nôn là tình trạng phản xạ để bảo vệ cơ thể và loại bỏ virus, vi khuẩn hoặc kí sinh trùng có trong hệ thống tiêu hóa. Nếu bé ăn thứ gì đó hư hỏng hoặc bị nhiễm độc, cơ thể bé có thể nhận ra điều bất thường và phản ứng gây nôn.

Những nguyên nhân khiến bé bị nôn trớ có thể bao gồm:

1/ Viêm đường ruột

Viêm ruột là một tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột do virus gây ra khiến bé bị nôn trớ kèm tiêu chảy và nó thường tự khỏi trong vòng 24 hoặc 48 giờ.

Cách tốt nhất để tránh tình trạng này là rửa tay sạch sẽ trước khi cho bé ăn hoặc bú. Đặc biệt là sau khi đi vệ sinh.

2/ Dị ứng thực phẩm

Điều này thường phổ biến với trẻ lớn hơn, ở độ tuổi ăn dặm hoặc thiếu niên. Dị ứng thực phẩm ở trẻ em có thể gây nôn, tiêu chảy cũng như kèm theo các phản ứng dị ứng như nổi mẩn đỏ, sưng mặt, quanh mắt, môi, lưỡi hoặc vòm họng. Triệu chứng có thể kéo dài trong một hoặc hai ngày.

Hạn chế sử dụng các thực phẩm nghi ngờ dị ứng gây nôn trớ cho trẻ. hoặc bạn cũng có thể gặp bác sĩ nếu quá lo lắng về tình trạng dị ứng của trẻ.

3/ Trào ngược dạ dày

Về cơ bản dạ dày của trẻ sơ sinh vốn nằm ngang, các cơ co thắt hoạt động chưa tốt nên khiến bé dễ bị trào ngược dạ dày, nôn trớ liên tục. bạn không có cách nào để hạn chế tình trạng này cho đến khi dạ dày bé xoay lại vị trí  dọc như người trưởng thành.

4/ Viêm ruột thừa

Ruột thừa là một túi nhỏ như ngón tay nối với ruột già. Khi bị viêm ruột thừa, trẻ sẽ bị đau bụng dữ dội, nôn mửa, đôi khi bé cũng bị khó thở.

Nếu tình trạng đau bụng trở nên tồi tệ, hãy đưa bé đến cơ quan y tế uy tín ngay lập tức. Trong hầu hết các trường hợp, viêm ruột thừa cần được được phẫu thuật càng sớm càng tốt.

5/ Nhiễm trùng khác

Nôn trớ liên tục ở trẻ có thể là dấu hiệu của viêm nhiễm đường tiết niệu, nhiễm trùng tai giữa hoặc bệnh viêm màng não.

Hãy đưa bé đến bệnh viện khi bé bị nôn trớ kèm các dấu hiệu nhiễm trùng khác như sốt cao, khó thở hoặc hay cáu gắt, khóc dữ dội.

6/ Ngộ độc

Vô tình nuốt phải thứ gì đó độc hại cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị nôn. Nếu bạn nghi ngờ trẻ bị ngộ độc hoặc nuốt phải chất độc, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để cấp cứu kịp lúc.

Khi nào cần đưa bé đến gặp bác sĩ?

Nếu bé bị nôn trớ, cha mẹ cần theo dõi trẻ chặt chẽ để nhận biết sự thay đổi của trẻ. nếu nôn trớ chỉ xảy ra một hoặc hai lần và không kèm theo các dấu hiệu bất thường khác thì bạn không cần quá lo lắng. cho trẻ ăn uống như bình thường, uống nước thường xuyên hơn.

Tuy nhiên, hãy gọi cho bác sĩ ngay khi trẻ có dấu hiệu dưới đây.

Đối với trẻ sơ sinh:

    Khóc không có nước mắt

Đối với trẻ lớn hơn:

    Không đi tiểu trong 6 hoặc 8 giờ

Điều trị chứng nôn trớ ở bé

Trong hầu hết trường hợp bạn có thể chăm sóc cho bé ở tại nhà. nôn trớ liên tục có thể khiến bé bị mất nước, do đó điều quan trọng là theo dõi tình trạng mất nước của bé.

Nếu trẻ bị nôn trớ, điều đầu tiên bạn cần làm là bù nước cho trẻ để tránh tình trạng mất nước.

Dành cho trẻ bú mẹ:

    Nếu trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn bị nôn nhiều lần, hãy cho bé bú với thời gian ngắn hơn. Thời gian tốt nhất cho bé bú là 2 giờ một lần, mỗi lần 5 đến 10 phút.

Dành cho trẻ bú sữa công thức:

    Cho trẻ bú lượng sữa ít và thường xuyên hơn. Bạn cũng có thể cho thêm 2 muỗng cà phê chất điện giải vào sữa của bé.

Đối với trẻ trên 1 tuổi:

    Cho trẻ sử dụng chất lỏng như nước hoặc sữa với số lượng nhỏ sau mỗi 15 phút. Bạn có thể cho bé uống 10 ml hoặc 30 ml mỗi lần, tùy theo độ tuổi của bé để bé không bị tái nôn trớ.

Cách phòng ngừa nôn trớ ở bé

Để ngăn ngừa bé bị nôn trớ, bụng chướng to, cha mẹ có thể thực hiện một số biện pháp phòng ngừa sau:

    Thiết lập chế độ ăn uống khoa học, sử dụng thức ăn phù hợp với độ tuổi và thể trạng sức khỏe của bé.

Bé bị nôn trớ có thể gây ra một số hậu quả nghiêm trọng nếu như không có biện pháp điều trị hợp lý. do đó, cha mẹ cần biết cách xử lý cũng như khi nào cần nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ. bài viết này mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chỉ định hay hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

ThuocDanToc.vn không đưa ra chỉ dẫn, lời khuyên hay chẩn đoán y khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/be-bi-non-tro-lien-tuc-bung-truong-to)

Chủ đề liên quan:

bé bị nôn trớ liên tục nôn trớ

Tin cùng nội dung

  • Nôn trớ là triệu chứng rất hay gặp ở trẻ em. Trẻ càng nhỏ nôn trớ càng nhiều. .
  • Tôi 38 tuổi, gần đây tôi liên tục bị hắt hơi vào buổi sáng sớm, có hôm còn bị chảy nước mũi, sau đó thì mũi đỏ lên rất khó chịu. Xin bác sĩ cho biết tôi mắc bệnh gì và chữa trị bằng cách nào?
  • Tôi chưa có vợ, bản thân cũng không hề có ý thích vào những chỗ như vậy, vừa mất vệ sinh, nhỡ ai bắt gặp thì lại mang tiếng.
  • Điện thoại anh hư, muốn mua trả góp điện thoại mới và người đứng tên mua là tôi. Mua xong anh toàn nhắn tin hỏi tôi còn tiền không cho anh mượn vì lương chưa có.
  • Nôn trớ ở trẻ sơ sinh là căn bệnh hay gặp, nhưng ít khi nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nó lại gây ảnh hưởng đến sức khỏe, làm cho trẻ mệt mỏi, kém ăn, kém ngủ và có thể tạo ra những căn bệnh khác nan y.
  • Công Ty Cổ Phần Dược Ph­ẩm SAVI (Savipharm) do Dược sĩ Chuyên khoa II – Thầy Thuốc ưu tú Trần Tựu sáng lập vào tháng 08/2005. Savipharm hoạt động trên 03 lĩnh vực chủ yếu: sản xuất Thuốc và các sản phẩm gần Thuốc, tồn trữ và phân phối Thuốc, nghiên cứu phát triển và đào tạo. Nền tảng hoạt động của Savipharm là năm giá trị cốt lõi: Chất lượng hàng đầu, Trách nhiệm trọn vẹn, Sáng tạo liên tục, Đối tác thân thiện, Phát triển bền vững.
  • Thời tiết giao mùa là cơ hội cho các bệnh nhiễm virut và cảm sốt ở trẻ em phát triển. Các bà mẹ lại thường rất lo lắng khi trẻ (nhất là trẻ dưới 4 tuổi) có biểu hiện ho, cảm sốt.
  • Nôn trớ là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản rồi trào ra ngoài theo đường miệng. Việc xử trí đúng sẽ giúp trẻ cải thiện chứng bệnh này.
  • Tôi là nam giới 46 tuổi, tôi thường xuyên chóng mặt (liên tục) trên 6 năm.
  • Nghiên cứu cho thấy, có tới 60% trẻ dưới 6 tháng tuổi, có triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Hậu quả khiến trẻ chậm lớn, quấy khóc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY