Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

Bé trai bụ bẫm nhưng thiếu máu nặng do chỉ uống sữa đặc có đường

MangYTe - Chỉ 6 tháng tuổi, bé trai nặng đến 9kg. Thân hình bụ bẫm, trắng trẻo nhưng bé lại thiếu máu, thiếu sắt mức độ nặng do chỉ uống sữa đặc có đường mỗi ngày.

Bé trai bụ bẫm nhưng thiếu máu nặng do chỉ uống sữa đặc có đường - Ảnh 1.

Bé trai từng thiếu máu, thiếu sắt trầm trọng dù thân hình bụ bẫm - ảnh: phương vũ

Tối 15-11, bác sĩ nguyễn cát phương vũ (khoa hồi sức tích cực bệnh viện nhi đồng thành phố, tp.hcm) cho biết vừa tiếp nhận điều trị cho bé trai 6 tháng tuổi, nặng đến 9kg nhưng thiếu sắt, thiếu máu mức độ nặng.

Trước đó, bé đến bệnh viện trong thân hình bụ bẫm, trắng trẻo. Tưởng bé khỏe mạnh nhưng qua thăm khám ban đầu bác sĩ nhận thấy da bé tái nhợt.

Khai thác bệnh sử được biết bé bị ba mẹ bỏ rơi, sống với bà nội. điều kiện kinh tế còn khó khăn, người bà chỉ đủ điều kiện nuôi bé bằng sữa đặc có đường. bé lớn dần với một cơ thể to béo nhưng thiếu toàn bộ dinh dưỡng và vi chất.

Kết quả xét nghiệm cho thấy bé thiếu máu, thiếu sắt mức độ nặng, thể tích khối hồng cầu trong máu chỉ còn 16% (bình thường theo độ tuổi này phải đạt trên 30%).

Lập tức bé được truyền máu trong khi người bà vẫn chưa hiểu rõ tình trạng này là nghiêm trọng.

Bác sĩ nguyễn hoàng minh dành nhiều thời gian hướng dẫn người bà tận tình về cách cho trẻ uống sữa cùng chế độ ăn giặm cân đối để bù vi chất và sắt cho bé trong thời gian tới. bé được xuất viện vài ngày sau đó. ngày tái khám, bé vẫn mũm mĩm nhưng da hồng hào, tươi tắn hơn.

Bác sĩ vũ cho hay từ 6 tháng trở đi, lượng sắt trong sữa mẹ không còn đủ, chưa kể bé này chỉ được uống sữa đặc, nghèo giá trị dinh dưỡng, chủ yếu là đường.

Ngoài sữa mẹ, trẻ cần ăn giặm thêm để bổ sung dinh dưỡng. theo đó, việc ăn giặm ở giai đoạn này rất quan trọng với chế độ ăn phải cân bằng đủ 4 nhóm gồm: đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất, đặc biệt bổ sung nguồn đạm từ động vật.

Qua trường hợp này, bác sĩ vũ khuyến cáo mỗi trẻ đều có chế độ ăn, nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. nếu nghi ngờ trẻ thiếu máu hay mắc bệnh lý, phụ huynh cần theo dõi và điều chỉnh chế độ ăn khoa học.

Ngoài ra, phụ huynh nên tiếp cận bác sĩ chuyên khoa nhi và dinh dưỡng để đưa ra giải pháp hợp lý nhất cho trẻ.

Về cách chăm sóc trẻ bụ bẫm, bác sĩ vũ cho rằng phụ huynh sẽ cực hơn khi bé dễ nôn ói, tiêu chảy hay rối loạn đường huyết, mất nước mà không biết (vì nhiều mỡ, không rõ được các dấu hiệu mất nước). do vậy, phụ huynh cần thay đổi dần suy nghĩ mập mạp là tốt, là đầy đủ dinh dưỡng vi chất.

XUÂN MAI

Mạng Y Tế
Nguồn: Tuổi trẻ (https://tuoitre.vn/be-trai-bu-bam-nhung-thieu-mau-nang-do-chi-uong-sua-dac-co-duong-20201115210013676.htm)

Tin cùng nội dung

  • Đó là kết luận của các nhà khoa học thuộc Trung tâm Trẻ em Johns Hopkins (Mỹ). Họ nhận thấy, hàm lượng vitamin D thấp ở trẻ có thể gây thiếu máu.
  • Có rất nhiều nguyên nhân gây ra vô sinh ở nam giới, trong đó, các nguyên nhân hay gặp nhất là tinh hoàn ẩn và bất thường ở cơ quan Sinh d*c.
  • Tôi có thói quen uống sữa trước khi ngủ, nhưng gần đây đi khám được biết bị sỏi thận. Việc uống sữa trước khi ngủ có ảnh hưởng đến bệnh sỏi thận? (Nguyễn Minh Diệu - Thái Nguyên)
  • Mẹ em 53 tuổi bị sỏi thận từ lâu, em muốn mua sữa cho mẹ uống nhưng không biết có uống được không và nên uống sữa loại nào thì tốt?
  • Tôi thường uống sữa trước khi ngủ nhưng gần đây đi khám được biết bị sỏi thận. Vậy tôi có nên tiếp tục uống sữa trước khi đi ngủ không?
  • BS điều trị của em kêu kiêng ăn các sản phẩm từ sữa, trong khi thầy cô khuyên là uống sữa để giải độc.
  • BS điều trị của em kêu kiêng ăn các sản phẩm từ sữa, trong khi thầy cô khuyên là uống sữa để giải độc.
  • Sáng nay, khi ngang qua cửa hàng đồ lót nữ, con trai 6 tuổi của tôi nói rất hồn nhiên Sao nhìn thấy mấy cái này, chim con tự nhiên nó to lên. Ngộ quá. Chúng tôi rất lo lắng. Phải chăng cháu bị dậy thì sớm? Tôi cũng nghe nói các xét nghiệm xác định dậy thì sớm rất đắt phải không Mangyte ? Tôi nên đưa con đến đâu để khám, Mangyte ơi? (Nguyễn Minh Luận,Q.1, TPHCM)
  • Người thiếu máu cần bổ máu. Phàm là Thu*c bổ máu như: a giao, đương quy, thục địa, hà thủ ô đều có thể dùng; thức ăn như: gà, vịt, cá, thịt… đều là những thức ăn tốt để bổ máu.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY