Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Bé trai thích đập 2 chân thuỳnh thuỵch vào giường, nhìn thì khá đau nhưng thật ra rất hữu ích

Nhìn cách cậu bé đập chân mà ai nấy cảm thấy đau giùm.

Nhiều bà mẹ thắc mắc không hiểu sao con họ rất thích đập tay, chân xuống giường. Bất cứ khi nào thức, bé sẽ có hành động đập chân tay liên tục như vậy. Dù là ở giường đệm, đất hay mặt phẳng nào các bé cũng có vẻ như chẳng đau đớn gì. Thế nhưng bố mẹ và mọi người nhìn vào thì rất xót con, sợ bé bị đau.

Mới đây, trên một diễn đàn xã hội, chị Kim Chi (25 tuổi, sống tại Kiên Giang) cũng có thắc mắc về con trai mình: "Bé nhà em hay đạp như vậy. Không biết có đau không nhỉ, kê khăn vào chân con còn không thích và òa khóc nữa cơ, nhất quyết là tự do đập chân xuống giường".

Nhìn cách mà cậu bé Hữu Đạt (biệt danh Nghé, 6 tháng tuổi) đập chân khiến nhiều người không nhịn được cười. Cậu bé dùng hết sức giơ chân lên rồi hạ xuống liên tục, mỗi lần được 3,4 cái là bé lại ngừng để thở rồi lại tiếp tục y chang. Ai nhìn vào cũng thấy có vẻ như rất đau nhưng không hiểu sao Nghé lại rất thích, còn tỏ ra hào hứng và cười nữa cơ.

Em bé thích đập chân tay xuống giường

Các mẹ bỉm xem video có con cùng cảnh ngộ cũng cảm thấy lo lắng vì không biết bé có đau không, thế nhưng khi tìm cách khác như lót đệm, chăn lên thì con nhất quyết không đồng ý.

Chị Kim Chi tâm sự con trai rất năng động, hoạt bát và nghịch. Bé hiện đang ăn dặm ngày 1 bữa chính và 1 bữa phụ. Bà mẹ 1 con rất chịu khó chơi và nói chuyện cùng con để bé phát triển nhiều kỹ năng.

"Bé thích đạp chân từ lúc 3 tháng tuổi, lúc trước bé còn vừa đạp vừa bơi tay nữa cơ. Mình cũng sợ bé đau nên hay lót khăn dưới chân con nhưng không hiểu vì lý do gì mà bé lại không thích và đạp sang hướng khác. Theo mình nghĩ ngôn ngữ của trẻ con là khóc, bé vừa đạp vừa cười chắc là nó thích thú với việc đó nên thôi cũng không lo nhiều. Nghé hiện tại cũng đã biết bi bô và hóng chuyện lắm, ê a cả ngày", chị Kim Chi tâm sự.

Mới 6 tháng tuổi nhưng Nghé rất nhanh nhẹn, lém lỉnh và khá nghịch ngợm. Cậu bé luôn có những trò mới khiến bố mẹ và mọi người bật cười.

Thực ra, các bé trong độ tuổi này đều rất thích thú với các âm thanh, tiếng động do chính bản thân mình tạo ra, đặc biệt là đập chân đập tay. bố mẹ thường lo lắng không biết vì nguyên do gì mà trẻ sơ sinh đạp chân tay liên tục, đặc biệt là khi thấy các em bé khác không hiếu động như con mình.

Tuy nhiên, trẻ sơ sinh hay đạp chân và khua tay có lẽ là biểu hiện cho thấy bé đang phát triển hoàn toàn bình thường, không có vấn đề gì nghiêm trọng cả. nếu bé cảm thấy không thoải mái, bố mẹ sẽ thấy bé hay quấy khóc. bé sơ sinh thường thấy mọi thứ xung quanh mới lạ và hấp dẫn, nên bé thường xuyên di chuyển, nhưng đôi khi những chuyển động của bé lại chẳng vì mục đích gì cụ thể cả.

Trông đáng yêu vậy mà em bé nghé nghịch lắm nhé! đập chân khiến ai nấy ôm bụng cười, thế nhưng đây lại là tín hiệu rất tốt, cho thấy cậu bé đang khám phá thế giới và cảm nhận âm thanh do chính mình tạo ra.

Các bé trong giai đoạn này chủ yếu hay vẫy tay và đạp chân, nguyên nhân chính dẫn tới hành động này là do hệ thần kinh của bé phát triển nhanh chóng chỉ trong vài tháng đầu đời. nếu trẻ sơ sinh khóc đạp chân tay liên tục, bố mẹ có thể thử quấn kén cho bé. nhiều bé sơ sinh sẽ thấy an toàn, thoải mái hơn vì bé sẽ cảm nhận được cái ôm ấm áp và chặt như khi bé còn ở trong bụng mẹ.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/be-trai-thich-dap-2-chan-thuynh-thuych-vao-giuong-nhin-thi-kha-dau-nhung-that-ra-rat-huu-ich-20211205005807368.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Thông thường, trẻ sơ sinh thường rụng rốn khi được 5 đến 7 ngày tuổi. Nếu chăm sóc rốn không tốt, có thể gây nhiễm trùng rốn.
  • Bốn tuần lễ đầu sau sinh là thời gian cần thiết để trẻ thực hiện những biến đổi S*nh l* thích nghi với cuộc sống bên ngoài tử cung.
  • Rốn trẻ sơ sinh thường rụng sau sinh 5-15 ngày (trung bình là 7 ngày). Các trường hợp rốn lâu rụng thường do dùng thường xuyên các chất sát trùng, do mắc một số bệnh ở rốn hoặc do nhiễm khuẩn.
  • Đối với trẻ không nghe được, nếu không can thiệp kịp thời sẽ không nói được (điếc câm), trong khi thực chất bộ phận phát âm hoàn toàn bình thường.
  • Cháu bé Đinh Văn Rể ở tỉnh Quảng Ngãi đã 5 tuổi nhưng chỉ nặng 3 kg và cao 50 cm, yếu ớt chẳng khác trẻ mới sinh ra.
  • Trẻ hiếu động thì các hành động nghịch ngợm sẽ không liên tục có chủ tâm, còn các bé bị tăng động thường không điều chỉnh được hành vi và điều này ảnh hưởng tới mọi mặt cuộc sống.
  • Thận ứ nước là một tình trạng bệnh lý bẩm sinh gây ra do sự hẹp hay tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Những người làm cha, làm mẹ đều không thể vui được khi thấy con chậm chạp, kém linh hoạt so với bạn bè. Nhưng khi con quá hiếu động thì cũng chưa hẳn đã nên vui. Bởi, dấu hiệu kém tập trung - hiếu động chính là một loại bệnh mà nếu không phát hiện sớm để điều trị kịp thời sẽ tiến triển ngày càng trầm trọng.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY