Bệnh theo mùa hôm nay

Bệnh cảm cúm và cách điều trị hiệu quả nhanh nhất không dùng Thuốc

Bệnh cảm cúm có thể chữa khỏi tương đối dễ dàng tại nhà mà không cần phải dùng đến Thuốc kháng sinh.

Bệnh cảm cúm gây ra khi đường hô hấp trên bao gồm mũi và cổ họng bị nhiễm virus cúm. Có khoảng 200 chủng virus gây bệnh cúm thông thường, nhưng đa phần không gây nguy hiểm đặc biệt tới sức khỏe.

Bệnh cảm cúm lây truyền khi virus được phát tán vào môi trường, hoặc sử dụng chung các vật dụng của người đang bị cúm như khăn, điện thoại, khẩu trang.

Sau khi tiếp xúc với virus cúm khoảng từ 18-72 tiếng, cơ thể người sẽ bắt đầu có các triệu chứng của bệnh cảm cúm như chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, ngứa đau họng, ho khan, đau đầu, người mệt mỏi, không muốn vận động, đau nhức các cơ, xương khớp và vùng quanh mắt, có thể bị chảy nước mắt hoặc xung huyết mắt, người nóng và có thể sốt nhẹ (dưới 39 độ).

Bệnh thường thuyên giảm dần và tự khỏi sau 7-10 ngày. Tuy nhiên, có một số chủng cúm nguy hiểm có thể gây biến chứng nặng như viêm phổi, suy đa tạng, gây nguy hiểm tới tính mạng, đặc biệt là cho trẻ nhỏ, người già và những người vốn có thể trạng yếu.  

Người lớn có thể bị cảm cúm từ 2-4 lần một năm. Còn trẻ em, đặc biệt là các bé mẫu giáo có thể bị cúm từ 6 đến 10 lần một năm. Chúng ta có thể bị nhiếm virus cúm tại bất kì thời điểm nào trong năm, nhưng mùa thu và mùa đông (hoặc mùa mưa ở những nơi nóng ấm quanh năm) là lúc bệnh cúm hoành hành mạnh nhất. 

Cách điều trị bệnh cảm cúm

- Điều chỉnh nhiệt độ phòng và độ ẩm: Giữ cho phòng được ấm áp nhưng không nên quá nóng. Nếu không khí khô có thể dùng bình phun hơi nước để làm ẩm không khí và giảm bớt cảm giác ngạt mũi.

- Không sử dụng chất kích thích bởi rượu, cà phê và Thuốc lá đều có thể làm các triệu chứng cảm cúm tồi tệ hơn. 

- Uống nhiều chất lỏng: Nước, các loại nước trái cây, trái cây tươi nhiều nước, trà và súp nóng là một số lựa chọn tốt cho người bị cảm cúm. Việc bổ sung nước sẽ giúp cơ thể bớt mệt mỏi, bù lại lượng nước bị mất do sốt và do tiết dịch nhờn trong mũi, họng, đồng thời còn giúp khơi thông chiếc mũi đang bị khó chịu. 

- Ăn uống đủ chất để cung cấp đủ năng lượng, vitamin và khoáng chất cho cơ thể cũng như hệ miễn dịch. Các món ăn bổ dưỡng như cháo, rau củ quả, thực phẩm giàu vitamin C, đặc biệt là tỏi và các chế phẩm từ tỏi là rất tốt cho cơ thể trong thời điểm này.  

- Xông tinh dầu: Có thể xông những loại tinh dầu như tinh dầu bạc hà, tinh dầu xả, tinh dầu quế, tinh dầu chanh, tinh dầu tràm để điều trị bệnh cảm cúm. Những loại tinh dầu này không chỉ tốt trong việc điều trị cảm cúm mà còn giúp sát trùng, tăng khả năng hô hấp, kích thích tuần hoàn máu.

- Làm dịu cổ họng bằng cách súc miệng nước muối vài lần mỗi ngày. Nước muối giúp sát trùng, loãng đờm, điều trị viêm họng và ngăn ngừa bệnh phát sinh. Người bệnh có thể ngậm ô mai, quất hồng bì, nước chanh nóng mật ong để làm giảm ho và rát họng.

- Xịt/nhỏ nước muối để làm giảm nghẹt mũi: Nước muối rất an toàn và không gây kích ứng, cả người lớn lẫn trẻ nhỏ đều có thể sử dụng cách này để cảm thấy dễ chịu hơn khi bị cúm. 

- Hãy thử ăn súp gà nóng: Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, món ăn này hoạt động như một hệ thống các tế bào chống viêm của bạch cầu trung tính, giúp tăng miễn dịch cơ thể với tình trạng viêm nhiễm. Ngoài ra, nó còn giúp giảm ngạt mũi và tăng tốc độ chuyện động của chất nhờn trong mũi, hạn chế virus có thời gian tiếp xúc với niêm mạc mũi. 

Các bài Thuốc dân gian chữa cảm cúm hiệu quả

1. Chữa cảm cúm bằng tỏi

Sắc 6 củ tỏi với 12g gừng tươi và một ít đường đỏ, lấy nước uống nóng, mỗi ngày 1 lần. Hoặc có thể giã nát 1 củ tỏi sạch đã bóc vỏ, chế thêm nước đun sôi rồi cho giấm gạo vừa đủ vào, đem đổ vào ấm pha trà, dùng hơi nóng để xông mũi và miệng sẽ giúp nhanh khỏi các triệu chứng của bệnh cảm cúm.

2. Chữa bệnh cảm cúm bằng cây tía tô

Dùng 1 nắm lá tía tô giã nhỏ, thêm nước sôi vào rồi gạn lấy nước, uống nóng hoặc thái nhỏ tía tô rồi trộn với cháo, ăn khi nóng rồi nằm nghỉ cho ra mồ hôi. 

3. Chữa cảm cúm bằng hành lá

Hành lá có tính sát khuẩn mạnh giúp điều trị bệnh cảm cúm nhanh chóng và hiệu quả. Bài Thuốc chữa cảm cúm đơn giản nhất từ hành là nấu cháo gạo tẻ, cho thêm thật nhiều hành và ăn khi nóng rồi đắp chăn để ra mồ hôi. 

4. Chữa cảm cúm bằng nước gừng nóng

Thái vài lát gừng tươi đun sôi với nước cùng một ít đường phèn hoặc mật ong rồi uống khi nóng, ngày uống 3 lần sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng cảm cúm mà không cần phải dùng đến Thuốc. 

Tuy bệnh cảm cúm là một bệnh thông thường nhưng chúng ta không nên quá chủ quan, không chăm sóc. Nếu bệnh có biểu hiện nặng, không thuyên giảm thì người bệnh cần sớm đến các cơ sở y tế để được bác sĩ khám và điều trị, tránh để dẫn tới các biến chứng nặng không đáng có.

Theo Tuổi trẻ Thủ đô

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/benh-cam-cum-va-cach-dieu-tri-hieu-qua-nhanh-nhat-khong-dung-thuoc-n306366.html)

Tin cùng nội dung

  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Phòng ngừa cảm cúm là điều cần thiết trong các kì nghỉ hay các ngày làm việc đều suôn sẻ. Các phương pháp và các cách phòng ngừa cảm cúm.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY