Ngoại Tim mạch hôm nay

Phẫu thuật tim mạch là nhiệm vụ chính trong việc khám, điều trị và can thiệp tim mạch, lồng ngực và các mạch máu ngoại vi bằng phương pháp ngoại khoa như nội soi, mổ phanh truyền thống, phẫu thuật can thiệp. Khoa ngoại tim mạch chuyên về điều trị các bệnh lý ngoại khoa có liên quan đến vấn đề lồng ngực - tim mạch như tim bẩm sinh, suy tim, phình động mạch, tổn thương/chấn thương thành ngực, phổi và các cơ quan trong lồng ngực như: gãy xương sườn, xương ức, thủng thành ngực, tổn thương các cơ quan tim, phổi, mạch máu,...

Bệnh cơ tim hạn chế: thực hành chẩn đoán điều trị tim mạch, cơ chế dấu hiệu triệu chứng

Một vài trường hợp không rõ nguyên nhân (vô căn), nhưng nhiều trường hợp thường do nhiễm amyloid

Bệnh cơ tim hạn chế là bệnh có tỷ lệ gặp rất thấp nhưng là một nhóm bệnh quan trọng trong suy tim tâm trương. Nó được định nghĩa là bệnh cơ tim tiên phát hay thứ phát gây ra rối loạn chức năng tâm trương thất trái nhưng không phải là viêm màng ngoài tim co thắt. Các buồng thất không giãn hay phì đại, tăng áp động và tĩnh mạch phổi, áp lực cuối tâm trương thất trái tăng. Tuy nhiên tâm nhĩ có thể giãn nhiều, đôi khi rất to đưa đến hình ảnh tim to trên phim chụp Xquang. Chức năng tâm thu thất trái thường bình thường.

Nguyên nhân

Một vài trường hợp không rõ nguyên nhân (vô căn), nhưng nhiều trường hợp thường do nhiễm amyloid. Hemochroatosis là nguyên nhân hay gặp gây bệnh cơ tim giãn nhưng lại ít gặp hơn trong bệnh cơ tim hạn chế. Các nguyên nhân gây bệnh khác có thể là viêm cơ tim, sau ghép tim, sarcoidose, Loffler, xơ hóa nội mạc, bệnh Gaucher ở trẻ em…

Triệu chứng lâm sàng

Dấu hiệu chủ yếu là ứ trệ ngoại biên như giãn tĩnh mạch cổ, ứ huyết phổi và gan to, cổ chướng.

Các xét nghiệm chẩn đoán

Điện tâm đồ (ĐTĐ)

Hầu như luôn có ĐTĐ bất thường. Bloc nhánh trái và dày nhĩ là các dấu hiệu hay gặp. Trong nhiễm amyloid hay có dấu hiệu giảm biên độ các sóng ngoại biên đối ngược với hình ảnh dày các thành tim trên siêu âm tim. Rối loạn nhịp tim nhất là rung nhĩ rất hay gặp, đặc biệt là trong nhiễm amyloid.

Chụp tim phổi

Bóng tim thường không to trừ khi có giãn rộng hai nhĩ, ứ huyết phổi thường nặng.

Siêu âm tim

Tâm thất thường có kích thước bình thường với chức năng tâm thu trong giới hạn bình thường. Tràn dịch màng tim đôi khi gặp. Không thấy các bất thường cấu trúc tim khác, đặc biệt là không thấy các tổn thương van tim. Đường kính thất trái tăng trong thì tiền tâm trương tuy nhiên không tăng lên nữa trong thời kỳ giữa và cuối tâm trương. Dòng chảy trong tâm thất đặc trưng bởi sóng E rất ưu thế do kéo dài thời gian giảm tốc.

Chụp cắt lớp tỷ trọng (CT) và cộng hưởng từ trường hạt nhân (MRI)

Cho hình ảnh giúp phân biệt với bệnh viêm màng ngoài tim co thắt nhờ dấu hiệu dày màng ngoài tim.

Thông tim

Chỉ định trong các trường hợp cần chẩn đoán phân biệt với viêm co thắt màng ngoài tim và cũng phục vụ cho mục đích sinh thiết cơ tim để chẩn đoán nguyên nhân bệnh cơ tim hạn chế. Đường cong áp lực của tâm nhĩ giống hệt như trong bệnh viêm màng ngoài tim co thắt, áp lực cuối tâm trương của tâm thất cũng có dạng cao nguyên. Tuy nhiên nếu dạng cao nguyên ở thất trái cao và rõ ràng hơn so với thất phải thì lúc này nghĩ nhiều đến bệnh cơ tim hạn chế hơn là viêm màng ngoài tim co thắt. Phim chụp buồng thất trái thấy thất trái kích thước và sức co bóp của thất trái trong giới hạn bình thường và không có vùng rối loạn vận động khu trú của thành tim.

Sinh thiết

Sinh thiết nội mạc cơ tim cho phép chẩn đoán xác định và có thể hướng đến chẩn đoán nguyên nhân.

Chẩn đoán phân biệt

Chủ yếu là phân biệt với viêm màng ngoài tim co thắt.

Nếu có tiền sử lao, chấn thương, viêm màng ngoài tim cấp, bệnh hệ thống, sau chạy tia xạ, sau phẫu thuật... thường nghĩ đến viêm co thắt màng ngoài tim. Nếu có tiền sử ghép tim, nhiễm amyloid, hemochromatosis... thì thường nghĩ đến bệnh cơ tim hạn chế.

Tốc độ dòng chảy qua van hai lá sẽ tăng khi hít vào sâu ở bệnh nhân viêm màng ngoài tim co thắt, còn trong bệnh cơ tim hạn chế thì hiện tượng này sẽ không thay đổi theo hô hấp.

Chẩn đoán xác định bằng sinh thiết nội mạc cơ tim.

Điều trị

Khi bệnh nhân có tăng áp cuối tâm trương thất trái nhiều

Có thể điều trị bằng lợi tiểu. Các loại Thu*c tăng co bóp cơ tim thường không có hiệu quả. Các Thu*c giãn mạch cần sử dụng hết sức thận trọng. Thu*c chẹn kênh Canxi có thể tăng sức giãn nở cuối tâm trương của tâm thất nhưng chưa được khẳng định trên lâm sàng về hiệu quả điều trị.

Điều trị bệnh nguyên

Nhiễm amyloid hay gặp ở các nước không thuộc vùng nhiệt đới. Có thể chỉ ảnh hưởng đến tim nhưng cũng có thể có ảnh hưởng đến các hệ thống khác. Hay gặp rối loạn nhịp kèm theo, tiên lượng không tốt, hầu như chỉ có cách điều trị hiệu quả là ghép tim.

Trường hợp hemochromatosis thì hay gặp bệnh cơ tim giãn hơn là bệnh cơ tim hạn chế.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/thuchanhtimmach/benh-co-tim-han-che-trong-thuc-hanh-tim-mach/)

Tin cùng nội dung

  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Các chuyên gia tim mạch sử dụng aspirin cho các bệnh nhân bị chứng xơ vữa động mạch nhằm ngăn cản tạo cục máu đông gây ra tai biến não cũng như tim.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY