Ngoại Tim mạch hôm nay

Phẫu thuật tim mạch là nhiệm vụ chính trong việc khám, điều trị và can thiệp tim mạch, lồng ngực và các mạch máu ngoại vi bằng phương pháp ngoại khoa như nội soi, mổ phanh truyền thống, phẫu thuật can thiệp. Khoa ngoại tim mạch chuyên về điều trị các bệnh lý ngoại khoa có liên quan đến vấn đề lồng ngực - tim mạch như tim bẩm sinh, suy tim, phình động mạch, tổn thương/chấn thương thành ngực, phổi và các cơ quan trong lồng ngực như: gãy xương sườn, xương ức, thủng thành ngực, tổn thương các cơ quan tim, phổi, mạch máu,...

Bệnh đái tháo đường và nguy cơ biến chứng tim mạch

Nhiều người cảm thấy bàng hoàng, thậm chí một số người còn bị “sốc” thực sự khi biết mình bị đái tháo đường (ĐTĐ).
Bởi đây là bệnh mạn tính, nhiều biến chứng nguy hiểm tim mạch, với 50% bệnh nhân đái tháo đường bị Tu vong ở lần nhồi máu cơ tim đầu tiên.

Nhiều biến chứng nguy hiểm

Theo ước tính, hiện nay có khoảng 190 triệu người trên toàn thế giới bị đái tháo đường (ĐTĐ), trên 330 triệu người được dự báo bị ĐTĐ vào năm 2025. Theo Tổ chức Y tế thế giới, ở một số nước đang phát triển trong khu vực Tây Thái Bình Dương, cứ 4 bệnh nhân ĐTĐ thì có tới 3 người không được chẩn đoán và do vậy vẫn chưa nhận được bất kỳ một liệu pháp điều trị nào. Do đó hậu quả là sẽ làm tăng số bệnh nhân khi phát hiện ra ĐTĐ đã bị các biến chứng vi mạch hay biến chứng mạch máu lớn.

Ảnh minh họa

ĐTĐ là một bệnh mạn tính tiến triển liên tục, với nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng người bệnh. Điều đáng chú ý là những biến chứng gây tổn hại nghiêm trọng của bệnh ĐTĐ týp 2 có thể xảy ra nhiều năm trước khi căn bệnh này được chẩn đoán.

Kiểm soát tốt đường huyết là điều hết sức quan trọng để phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến ĐTĐ như là bệnh về mắt (có thể gây mù), bệnh thận (suy thận, chạy thận nhân tạo), tổn thương thần kinh, loét và hoại tử chi, bệnh tim mạch, đột quỵ và bệnh mạch máu ngoại biên. Những biến chứng như vậy có thể làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh và làm tăng chi phí điều trị.

Tại châu Âu, các biến chứng liên quan đến ĐTĐ là nguyên nhân chủ yếu làm bệnh nhân phải nhập viện và chiếm tới 55% tổng chi phí cho điều trị bệnh ĐTĐ. Đáng lưu ý là có tới 50% bệnh nhân ĐTĐ khi phát hiện ra bệnh thì đã có các biến chứng, vì vậy cần phải phát hiện và điều trị sớm bệnh ĐTĐ.

Hơn nữa, ngay cả các bệnh nhân chưa có biểu hiện ĐTĐ trên lâm sàng nhưng có rối loạn dung nạp đường máu (tiền ĐTĐ) cũng có nguy cơ bị biến chứng tim mạch và Tu vong cao hơn những người hoàn toàn bình thường.

Có tới 50% bệnh nhân ĐTĐ bị Tu vong ở lần nhồi máu cơ tim đầu tiên, do vậy phòng ngừa tiên phát các biến chứng tim mạch là một trong những mục tiêu điều trị chính ở các bệnh nhân ĐTĐ. Bên cạnh tăng đường máu, các bệnh nhân ĐTĐ thường có một số bất thường khác như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tình trạng tăng đông máu...

Hàng năm có hơn 3 triệu người Tu vong vì các nguyên nhân có liên quan đến bệnh ĐTĐ, và cứ 10 giây lại có một người Tu vong vì ĐTĐ.

Thay đổi lối sống và chế độ ăn

Mục tiêu của điều trị bằng chế độ dinh dưỡng là đạt được và duy trì mức đường máu tối ưu, làm giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch bao gồm rối loạn lipid máu và tăng huyết áp, có chế độ ăn cân bằng và đủ chất. Đối với người thừa cân thì mục tiêu là giảm 5 - 10% trọng lượng cơ thể trong vòng 3 - 6 tháng, duy trì lâu dài mức cân đã giảm và phòng ngừa hiện tượng tăng cân trở lại. Những người này cần giảm tổng lượng calo ăn vào bằng cách giảm khẩu phần và tránh ăn quá nhiều chất béo, chất bột.

Ngoài ra, chế độ tập luyện đóng vai trò quan trọng trong điều trị ĐTĐ týp 2. Hoạt động thể lực làm tăng độ nhạy cảm của insulin, nhờ đó cải thiện kiểm soát mức glucose máu và có thể làm giảm cân. Người bệnh ĐTĐ thực hiện tập luyện đều đặn đã được chứng minh có giảm tỷ lệ Tu vong từ 12 - 14 năm.

Muốn đạt được mục tiêu sức khỏe thông thường thì người bệnh phải tập ít nhất 150 phút mỗi tuần với cường độ trung bình. Các hoạt động này có thể là đi bộ nhanh, tập thái cực quyền, đạp xe, đánh gôn và làm vườn. Nếu tập tích cực hơn như khiêu vũ, thể dục nhịp điệu, chạy, bơi... hoặc cường độ trung bình nhưng thời gian kéo dài hơn thì có thể đem lại nhiều lợi ích hơn.
Chương trình luyện tập phải phù hợp với tuổi, tình trạng thể lực, điều kiện kinh tế - xã hội và văn hóa của người bệnh.

Lưu ý có thể xảy ra tương tác giữa thức ăn, hoạt động thể lực và các Thu*c hạ đường máu, insulin (cách tiêm và điều chỉnh insulin, khi cần) hoặc các Thu*c khác, vì thế tránh tập luyện đột xuất hoặc quá nặng. Trong trường hợp này thì nên điều chỉnh chế độ ăn tăng thêm hoặc giảm liều Thu*c (Thu*c uống hoặc insulin) để tránh hạ glucose máu.

Theo PGS.TS Nguyễn Quang Tuấn - Kinh tế và Đô thị
Giám đốc BV Tim Hà Nội
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/benh-dai-thao-duong-va-nguy-co-bien-chung-tim-mach-n257895.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY