Cơ Xương Khớp hôm nay

Là một phân ngành y khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa và khắc phục những tổn thương và rối loạn bệnh lý hệ vận động cơ, xương, khớp. Khoa Cơ Xương Khớp thông thường được phân biệt thành 2 chuyên khoa nhỏ: Nội Cơ Xương Khớp và Ngoại Cơ Xương Khớp.

Bệnh phong thấp ở trẻ em: Những điều phụ huynh phải biết

Bệnh phong thấp ở trẻ em là thuật ngữ đề cập đến tình trạng tự miễn gây sưng viêm ở trẻ dưới 16 tuổi. Bệnh lý này gây ảnh hưởng đến xương khớp, mắt, da,...

bệnh phong thấp ở trẻ em (bệnh thấp khớp) là thuật ngữ đề cập đến tình trạng tự miễn gây sưng viêm ở trẻ dưới 16 tuổi. bệnh lý này ảnh hưởng đến xương khớp, mắt, da và các cơ quan khác bên trong cơ thể.

Những điều phụ huynh cần biết về bệnh phong thấp ở trẻ em

Bệnh phong thấp ở trẻ em hay còn gọi là bệnh thấp khớp. đây là thuật ngữ đề cập đến tình trạng tự miễn gây sưng viêm ở trẻ em từ 16 tuổi trở xuống.

Các triệu chứng của bệnh phong thấp không chỉ ảnh hưởng đến xương khớp mà còn gây ra các triệu chứng đối với mắt, da, cơ và đường tiêu hóa.

Các loại thấp khớp thường gặp ở trẻ nhỏ, bao gồm:

    Viêm khớp tự phát thiếu niên

1. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây bệnh phong thấp ở trẻ em chưa được xác định. tuy nhiên một số chuyên gia cho rằng, bệnh lý này có khả năng di truyền ở những người thân cận huyết – thường di truyền từ cha mẹ sang con cái.

2. Triệu chứng

Triệu chứng của bệnh phong thấp ở trẻ em phụ thuộc vào dạng thấp khớp mà trẻ mắc phải.

Các triệu chứng phổ biến bao gồm:

    Đau xương khớp và cơ bắp: Các kháng thể trong hệ miễn dịch sẽ có xu hướng tấn công vào mô sụn và các thành phần cấu thành khớp. Do đó khớp bị tổn thương thường bị sưng viêm và đau nhức. Cơn đau có thể xuất hiện khi trẻ vận động hoặc di chuyển.
  • Cứng khớp: Trẻ có thể bị cứng khớp vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy. Triệu chứng này được cải thiện khi phụ huynh tiến hành xoa bóp khớp bị tổn thương.
  • Sưng đỏ: Sưng đỏ trên bề mặt da xung quanh khớp là dấu hiệu của phản ứng viêm. Ngoài ra, bên ngoài khớp còn có dấu hiệu ấm khi chạm vào. Hiện tượng sưng ở khớp có thể xuất hiện và biến mất sau khoảng vài ngày (chủ yếu tập trung ở đầu gối, khớp cổ tay và cổ chân).
  • Sốt: Trẻ bị phong thấp còn gặp phải triệu chứng sốt. Nhiệt độ cơ thể tăng lên khiến trẻ mệt mỏi, chán ăn và thường xuyên quấy khóc.
  • Phát ban: Một số loại phong thấp ở trẻ em có thể gây phát ban trên da. Vết phát ban thường có màu hồng nhạt, xuất hiện nhiều ở đốt ngón tay, má và sống mũi.
  • Giảm cân: Các triệu chứng của bệnh phong thấp khiến trẻ giảm vị giác và thường xuyên chán ăn. Tình trạng này kéo dài có thể gây giảm cân ở một số trẻ.
  • Các vấn đề về mắt: Một số dạng thấp khớp có thể gây ra các vấn đề ở mắt như viêm kết mạc, viêm mống mắt,…

Triệu chứng của bệnh phong thấp có thể bị nhầm lẫn với các tình trạng sức khỏe thông thường. tuy nhiên nếu nhận thấy triệu chứng kéo dài hơn 1 tuần, bạn cần chủ động đưa trẻ đến bệnh viện.

Phong thấp không chỉ tác động nghiêm trọng đến sức khỏe mà còn đe dọa đến tính mạng của trẻ nhỏ. do đó, phụ huynh tuyệt đối không chủ quan trước những biểu hiện ở con trẻ.

Chẩn đoán bệnh phong thấp ở trẻ em

Trước khi tiến hành điều trị cần thực hiện chẩn đoán bệnh phong thấp ở trẻ em. để chẩn đoán bệnh lý này, bác sĩ sẽ khám sức khỏe chi tiết, cân nhắc tiền sử bệnh lý và xem xét một số yếu tố cần thiết.

Sau khi nghi ngờ loại thấp khớp mà trẻ mắc phải, bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm cần thiết.

Điều trị bệnh phong thấp ở trẻ em

Bệnh phong thấp không thể chữa trị dứt điểm – ngay cả khi phát hiện và điều trị từ sớm. mục tiêu của quá trình điều trị là làm giảm viêm, kiểm soát cơn đau và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Các phương pháp thường được áp dụng cho trẻ bao gồm: Sử dụng Thu*c, thực hiện hoạt động thể chất và xây dựng lối sống lành mạnh.

1. Dùng Thu*c

Cơn đau do phong thấp gây ra có thể khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu và quấy khóc. để cải thiện cơn đau và một số triệu chứng đi kèm, bác sĩ có thể đề nghị trẻ sử dụng các loại Thu*c sau:

Thu*c giảm đau – Acetaminophen

Loại Thu*c này ít gây hại đến các cơ quan trong cơ thể nên thường được chỉ định cho trẻ nhỏ. Nếu trẻ nôn ói sau khi uống, bạn có thể dùng Thu*c đặt trực tràng để cải thiện tình trạng trên.

Tuy nhiên cần tuân thủ liều lượng được chỉ định, sử dụng Thu*c liều cao có thể gây tổn thương lên gan và một số cơ quan khác.

Thu*c chống viêm không steroid (NSAID)

Trong trường hợp trẻ đau nhức cơ bắp và có hiện sưng viêm dữ dội, bạn có thể cho trẻ sử dụng một số NSAID (Diclofenac, Ibuprofen,…) để cải thiện.

NSAID gây ảnh hưởng tiêu cực đến cơ quan tiêu hóa, vì vậy nên trao đổi với bác sĩ để biết liều dùng tương ứng với độ tuổi của trẻ.

Thu*c ức chế miễn dịch

Bác sĩ cũng có thể sử dụng một số loại Thu*c ức chế miễn dịch để làm giảm sưng viêm tại khớp và các cơ quan trong cơ thể.

Tuy nhiên nhóm Thu*c này có thể gây suy giảm hệ miễn dịch, do đó bạn cần trao đổi với bác sĩ về lợi ích và rủi ro trước khi dùng cho trẻ nhỏ.

2. Hoạt động thể chất

Việc dùng Thu*c chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời, do đó bạn nên khuyến khích trẻ thực hiện các hoạt động thể chất để tăng cường sức khỏe và kiểm soát các triệu chứng của bệnh.

Trước tiên bạn nên đưa trẻ đến gặp chuyên viên vật lý trị liệu để được hướng dẫn các bài tập chú trọng đến khả năng phục hồi khớp bị tổn thương.

Bên cạnh những bài tập này, bạn cũng nên khuyến khích trẻ chơi các môn thể thao có mức độ hoạt động vừa phải như bơi lội, đạp xe,…

3. Lối sống lành mạnh

Các thói quen sinh hoạt và dinh dưỡng cũng có tác động đến tiến triển của bệnh phong thấp ở trẻ. do đó phụ huynh cần xây dựng cho trẻ lối sống lành mạnh và khoa học.

    Cần giữ ấm cơ thể cho trẻ – nhất là vào thời điểm chuyển mùa. Đây là môi trường thuận lợi để các triệu chứng của bệnh phong thấp phát sinh.

Các thông tin về bệnh phong thấp ở trẻ em trong bài biết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. phụ huynh cần chủ động đưa con trẻ đến bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phác độ điều trị cụ thể.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/benh-phong-thap-o-tre-em)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Xương sông trong Đông y gọi là thiên danh tinh, tên khoa học là Blumea myriocephala, họ cúc Asteraceae. Xương sông thường mọc hoang hoặc trồng nhiều ở nước ta. Xương sông là loại rau được ưa chuộng làm món ăn, gia vị và làm Thu*c.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY